Cách xử trí hóc xương cá tại nhà hiệu quả
Bác sĩ SỬ NGỌC KIỀU CHINH
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ SỬ NGỌC KIỀU CHINH
Cập nhật: 29 Th6, 2021
Aa
Hóc xương cá là một tình trạng rất thường gặp. Vì hóc xương khá phổ biến nên đã có nhiều phương pháp được tạo ra để giải quyết tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hóc xương như: Làm thế nào để biết bạn có bị hóc xương không? Có những mẹo nào để chữa hóc xương cá tại nhà? Xử trí hóc xương ở trẻ em như thế nào? Hay khi nào cần đến khám bác sĩ?
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về hóc xương
2. Làm sao để biết khi mình bị hóc xương?
3. Ai dễ bị hóc xương nhất?
4. Mẹo chữa hóc xương tại nhà
5. Xử lý thế nào khi trẻ bị hóc xương?
6. Lưu ý quan trọng khi xử lý hóc xương cá tại nhà
7. Bác sĩ sẽ làm gì để giúp bạn?
8. Những biến chứng nguy hiểm của hóc xương
9. Phòng ngừa hóc xương như thế nào?
1. Tổng quan về hóc xương
Nuốt phải xương là một tình trạng khá phổ biến. Thông thường nó sẽ trôi xuống dạ dày mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên đôi khi nó bị mắc lại một vị trí nào đó mà không đi xuống được dạ dày, tình trạng này chính là hóc xương.
Nếu bạn bị hóc xương, nó có thể gây đau và khiến bạn lo lắng. May mắn là, vì hóc xương khá phổ biến nên có những mẹo và thủ thuật được tạo ra để giúp bạn tự chữa hóc xương tại nhà.
Xem ngay 6 cách chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả tại video bên dưới nhé!
2. Làm sao để biết khi mình bị hóc xương?
Nếu bạn bị mắc xương, tự bạn có thể cảm nhận được điều đó ngay. Thường sau khi ăn những thức ăn có xương, bạn sẽ có những cảm giác dưới đây:
Cảm giác khó chịu, nhói nhẹ hay châm chích trong cổ họng
Đau nhói ở họng
Ho
Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
Khạc ra máu
>> Khó nuốt là một triệu chứng của hóc xương cá, nhưng đôi khi nó còn là biểu hiện của các bệnh lý. Vậy các bệnh lý gây khó nuốt đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Hóc xương gây cảm giác châm chích, khó chịu vùng cổ họng
Hình 1: Hóc xương gây cảm giác châm chích, khó chịu vùng cổ họng
3. Ai dễ bị hóc xương nhất?
Một số người có nguy cơ cao bị hóc xương. Hóc xương phổ biến ở các đối tượng sau:
Trẻ em
Người già
Người dùng răng giả
Bệnh lý thần kinh như bại não
Bệnh lý về cơ như loạn dưỡng cơ
Ăn cá khi đang say
Ăn nhanh và nhai không kỹ
Xương cá, đặc biệt là xương dăm rất nhỏ nên có thể dễ dàng bị bỏ qua trong khi chế biến hoặc khi nhai. Một số loại cá có cấu trúc xương phức tạp hơn những loại khác. Điều này có thể khiến cho việc nhặt sạch xương khó khăn hơn. Các loại cá khó làm sạch xương và bạn phải cẩn thận hơn khi ăn như là: cá bống, cá rô phi, cá chép, cá hồi,…
Tuy nhiên, nên nhớ rằng ăn bất cứ loại cá hay thực phẩm có xương nào cũng đều có nguy cơ khiến bạn mắc xương. Cách tốt nhất là nên ăn chậm và nhai kỹ.
Xương dăm nhỏ và khó làm sạch khi chế biến cá
Hình 2: Xương dăm nhỏ và khó làm sạch khi chế biến cá
4. Mẹo chữa hóc xương tại nhà
Có nhiều cách bạn có thể thử tại nhà để xử trí hóc xương cá. Mắc xương cá thường không phải là tình trạng cấp cứu. Nên bạn có thể thử các phương pháp dưới đây trước khi đến bệnh viện. Tùy từng người mà chúng sẽ có tác dụng khác nhau.
Lưu ý là những mẹo này chỉ nên thực hiện khi: Tình trạng hóc xương không ảnh hưởng đến vấn đề thở của bạn; kích thước xương nhỏ; và bạn không bị hẹp đường tiêu hóa ví dụ như hẹp thực quản…Các phương pháp này cũng không nên thực hiện ở trẻ nhỏ.
Nếu không thành công nên đến bệnh viện để được gắp ra an toàn.
a. Cố gắng ho khạc
Ho có thể làm xương lắc lư và rơi ra. Chỉ thực hiện vài lần. Nếu không thành công nên đổi phương pháp hoặc đến bệnh viện để gắp ra. Vì ho khạc nhiều có thể làm tổn thương vùng họng.
b. Uống giấm
Giấm có tính axit. Uống giấm có thể giúp làm mềm xương cá, làm cho nó rơi ra và dễ nuốt hơn. Pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm.
Giấm có tính axit có thể làm rã xương
Hình 3: Giấm có tính axit có thể làm rã xương
c. Uống soda
Có thể là cola hay các loại đồ uống có ga khác. Khi soda vào đến dạ dày, nó sẽ tiết ra khí. Những khí này giúp làm rã xương hoặc tạo ra áp lực có thể đẩy các xương bị mắc kẹt ra.
d. Dầu oliu
Uống 1 muỗng canh dầu oliu giúp bôi trơn niêm mạc họng và xương, làm xương dễ dàng thoát ra hơn.
e. Ngậm viên vitamin C
Sau vài phút ngậm, vitamin C sẽ giúp phân rã xương cá, nhất là những xương nhỏ. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt khi vùng họng bị xương làm tổn thương.
f. Ngậm chanh, cam
Cũng như viên ngậm vitamin C, bạn có thể ngậm một miếng chanh, cam hoặc vỏ của chúng. Điều này có thể giúp làm xương mềm hơn.
g. Kẹo mềm marshmallow
Khi bạn nhai và nuốt một miếng marshmallow lớn, chúng có thể bám dính và kéo cả miếng xương xuống dạ dày. Nhai viên kẹo vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt cả viên vừa nhai.
👉 Bạn có những thắc mắc sức khỏe khác cần tư vấn? Hãy theo dõi ngay fanpage YouMed VN để cùng đọc tin tức, đặt câu hỏi cho bác sĩ giải đáp miễn phí và tìm hiểu về YouMed VN – Ứng dụng quản lý Sức khỏe cho mọi nhà!
Nuốt kẹo mềm Marshmallow có thể bám dính và kéo xương xuống
Hình 4: Nuốt kẹo mềm Marshmallow có thể bám dính và kéo xương xuống
h. Chuối
Chuối có thể dính lấy xương cá và kéo xương xuống dạ dày. Hãy cắn một miếng chuối lớn và ngậm nó trong miệng ít nhất một phút. Khi nó đã thấm ít nước bọt và mềm ra, bạn hãy nuốt cả miếng.
i. Bánh mì nhúng nước
Nhúng bánh mì trong nước để nó mềm ra. Sau đó nuốt một mẩu lớn. Miếng bánh mì có thể đẩy cả miếng xương xuống dạ dạy.
j. Không làm gì cả
Trong nhiều trường hợp, người ta đến bệnh viện vì nghĩ rằng họ bị hóc xương, nhưng thực tế lại không có gì mắc trong họng cả.
Xương cá rất nhọn và có thể cào xướt thành họng khi bạn nuốt. Đôi khi bạn chỉ có cảm giác đau và khó chịu do vết xướt gây ra, còn miếng xương thì đã trôi xuống dạ dày.
Nếu triệu chứng không nghiêm trọng, cảm giác hóc xương cũng như tình huống nuốt xương không rõ ràng, bạn có thể muốn chờ đợi.
Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng họng bạn không có dị vật nào trước khi đi ngủ.
Không nên thực hiện các phương pháp trên đối với miếng xương lớn
Hình 5: Không nên thực hiện các phương pháp trên đối với miếng xương lớn
5. Xử lý thế nào khi trẻ bị hóc xương?
Nếu trẻ không may bị hóc xương, bạn nên bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:
Ngừng cho trẻ ăn và nhẹ nhàng trấn an trẻ. Vì nếu trẻ quấy khóc nhiều, xương cá có thể bị kẹt sâu hơn.
Nói trẻ há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của trẻ. Nếu phát hiện xương, bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp ra. Luôn phải nhẹ nhàng và trấn an để trẻ không quấy khóc, vì có thể gây tổn thương vùng họng.
Sau khi lấy xương ra, kiểm tra bằng cách cho trẻ uống nước vài lần, nếu trẻ uống không còn đau nữa nghĩa là đã hết hóc xương.
Nếu không thấy xương cá nằm ở cổ họng mà trẻ vẫn có dấu hiệu đau đớn, quấy khóc, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ gắp ra.
6. Lưu ý quan trọng khi xử lý hóc xương cá tại nhà
Khi đã thử các phương pháp trên nhưng xương vẫn bị mắc trong cổ họng và tình trạng người bị hóc xương có dấu hiệu nghiêm trọng nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được gắp ra. Hoặc đối với những mẩu xương lớn hay nằm sâu, không nên tự xử lý ở nhà.
Nếu xương cá nằm sâu trong thực quản và không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nên đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây:
Khó thở, thở rít sau hóc xương
Cơn đau sau hóc xương tăng dần và không biến mất sau vài ngày
Đau ngực
Sưng nề vùng cổ, họng
Bầm tím
Chảy nước miếng nhiều
Không thể ăn hay uống
7. Bác sĩ sẽ làm gì để giúp bạn?
Nếu đã thực hiện các phương pháp tại nhà nhưng không xử trí được hóc xương, bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng. Thường thì các bác sĩ có thể lấy xương ra dễ dàng qua khám họng. Nếu thăm khám họng không phát hiện xương, bác sĩ sẽ nội soi họng thanh quản để kiểm tra.
Ống nội soi có gắn camera ở đầu sẽ được đưa vào vùng họng để tìm xương. Khi phát hiện xương, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để gắp ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được chụp phim Xquang để xác định vị trí của xương.
Nếu tình trạng hóc xương cá của bạn trở nên nặng nề, bạn phải đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để có hướng điều trị thích hợp nhất. Đây là một số bác sĩ, phòng khám Tai Mũi Họng tốt nếu bạn sống tại TP.HCM
hóc xương cá 7
Hình 7: Phát hiện xương qua nội soi họng thanh quản
8. Những biến chứng nguy hiểm của hóc xương
Nếu xương cá không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khi bạn tin rằng mình bị hóc xương cá và xử trí tại nhà không thành công. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Tuyệt đối không nên đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương đang nằm trong cổ họng.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị mắc xương:
Nhiễm trùng
Chảy máu
Không thể nuốt được thức ăn
Áp xe
Xương đâm thủng thực quản
Xương đâm thủng mạch máu
9. Phòng ngừa hóc xương như thế nào?
Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ thức ăn có thể giúp bạn và gia đình tránh bị hóc xương. Cần thận trọng trong lúc ăn, không nên vừa cười, nói vừa nhai.
Luôn phải giám sát kĩ trẻ em hay những người có nguy cơ cao hóc xương khi họ ăn cá hay thức ăn có xương.
Nên làm sạch xương cá trước khi nấu hoặc ăn các miếng phi lê (miếng cá đã được lấy xương) để giảm nguy cơ hóc xương. Nhưng lưu ý vẫn có thể còn sót các miếng xương nhỏ, nên ăn chậm nhai kỹ là quan trọng nhất.
Nếu bạn thường ăn cá trong thực đơn hằng ngày, bạn luôn có nguy cơ bị hóc xương cá. Có nhiều phương pháp giúp giải quyết hóc xương. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những xương nhỏ. Với những xương lớn hay triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Không nên đi ngủ khi nghi ngờ xương cá vẫn nằm trong họng. Cũng không nên chủ quan bỏ qua việc hóc xương, vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.