Show Posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Messages - ThegioiYduoc.com

Pages: [1]
1
Cảm cúm / Top 10 siro ho cho bé
« on: November 18, 2021, 01:07:06 AM »
Thuốc ho bổ phế bảo thanh
Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » TOP 10 Siro Ho Cho Bé Và Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả
TOP 10 SIRO HO CHO BÉ VÀ TRẺ SƠ SINH HIỆU QUẢ
thsnguyenthithutrang
Tham vấn y khoa:
Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu Trang
Cập nhật: 24/09/2021
Khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ho, những cơn ho kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ. Vì thế nhiều mẹ đã tìm các loại siro ho cho bé nhằm cắt các cơn ho. Vậy nên dùng loại siro ho nào cho bé giúp trừ ho hiệu quả và không gây ra các tác dụng phụ? Dưới đây là 10 loại thuốc ho cho trẻ em các mẹ có thể tham khảo.

Mục lục bài viết [Hiển thị]

1. Siro ho là gì?
siro ho

Siro trị ho là sản phẩm dược liệu được điều chế ở dạng lỏng. Thành phần của các loại siro ho trẻ em thường có từ (56 – 64%) là đường cùng với các loại dược chất tự nhiên được hòa tan với nhau dùng để hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp ở trẻ.

Trong các dạng siro ho, có dạng dược liệu chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, có dạng lỏng đặc, mùi thơm và vị ngọt trái cây. Nhờ đó, mang lại cảm giác dễ chịu và thích thú cho trẻ khi uống, khác hẳn so với các loại thuốc tây y thông thường dạng bột pha hay viên nén.

Ngoài ra với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, siro an toàn và lành tính đối với trẻ nhỏ; đồng thời thuốc tác động sâu vào nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó giúp điều trị bệnh tận gốc. Dù vậy, cha mẹ không nên lạm dụng các loại siro cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc sau này.

2. Dùng siro ho cho bé mang lại lợi ích gì?
Sức đề kháng của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Vì thế khi dùng các loại thuốc tây y có chứa các thành phần dược liệu hóa học có thể gây tổn thương đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm trị ho dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên lành tính, an toàn sẽ giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất.

Ngoài ra, các loại thuốc tây y chỉ chữa phần ngọn của bệnh, không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, sau khi dừng thuốc thuốc trẻ dễ tái phát các cơn ho. Ngược lại, các siro ho dược liệu tác động vào đến tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của bé nên mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

3. Tiêu chí lựa chọn thuốc ho cho bé
Tiêu chí lựa chọn siro ho cho trẻ

3.1. Chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc ho, mỗi sản phẩm được bào chế với tỉ lệ các thành phần phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Do đó, các mẹ cần chọn siro phù hợp với độ tuổi của con, để thuốc phát huy tối đa công dụng.

3.2. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Nhu cầu sử dụng các loại siro ho để chăm sóc sức khỏe tăng cao đã khiến nhiều kẻ xấu lợi dụng để làm giả, làm nhái sản phẩm nhằm trục lợi. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi mua, để mua được thuốc chính hãng, tốt và hiệu quả cho bé.

Tốt nhất nên mua tại các hiệu thuốc, siêu thị, nhà phân phối chính hãng để tránh trường hợp tiền mất tật mang.

3.3. Tìm hiểu kỹ thành phần siro
Mỗi dòng sản phẩm đều có thành phần và công dụng khác nhau. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu kĩ thành của siro để trị đúng bệnh. Ví dụ: nếu trẻ bị ho có đờm thì cần phải chọn các loại siro có khả năng mà loãng đờm, tiêu đờm và giảm ho; nếu trẻ bị ho do viêm họng thì nên chọn siro có tác dụng làm dịu, ẩm và ấm vùng hầu họng….

Ngoài ra, cha mẹ tốt nhất nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hoàn toàn, tránh dùng các loại sản phẩm có chứa thành phần hóa dược. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất.

3.4. Chọn mùi vị bé thích
Siro có hiệu quả trị bệnh tốt nhưng mùi vị lại không hợp với khẩu vị của bé, thì bé cũng sẽ không “hợp tác” trong khi uống thuốc. Vì vậy, cha mẹ nên chọn sản phẩm có mùi vị hợp với sở thích của bé, ưu tiên chọn các loại siro có vị ngọt dịu, hương thơm nhẹ và không quá nồng.

4. Top 10 loại siro ho cho bé tốt nhất
4.1. Siro ho bổ phế Bảo Thanh trẻ em
10 Siro Ho Cho Bé Và Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả

Siro ho, bổ phế Bảo Thanh trẻ em là một sản phẩm của Công ty Dược phẩm Hoa Linh. Sản phẩm được phát triển từ nền tảng công thức Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh truyền thống. Công thức bào chế được gia giảm các vị dược liệu, nhằm đảm bảo an toàn, trừ ho hiệu quả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cha mẹ có thể dùng trong trường hợp trẻ bị ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, cảm cúm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết hoặc ho do các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi….

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam.

Thành phần: Tỳ bà diệp, Viễn chí, Trần bì, Ngũ vị tử, Tang bạch bì, Hoàng Bá Nam, Mật ong, Cam thảo, Bạc hà, Thạch cao, Ô mai, Gừng tươi.

Công dụng:

Kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại cho đường thở.
Giảm sưng đau và ngứa rát cổ họng.
Hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương trong hệ hô hấp.
Trừ ho, bổ phế, làm loãng đờm và tiêu đờm.
Chống dị ứng tăng sức đề kháng.
Cách sử dụng:

Trẻ 6 tháng – 2 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng. Liều tham khảo: uống 10ml/ngày và chia làm 2 lần.
Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 7,5ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
Trẻ trên 6 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
Giá tham khảo: 39.000 đồng/chai 100ml.

4.2. Siro ho Prospan
Prospan

Prospan đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, là một trong những thốc ho cho trẻ sơ sinh và trẻ em được dùng nhiều trên thế giới hiện nay. Sản phẩm được đánh giá cao bởi hiệu quả trừ ho tốt, an toàn và lành tính cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nguồn gốc xuất xứ: Đức

Thành phần: Axit citric khan, cao lá thường xuân, sorbitol, kali sorbat và một số chất phụ gia khác.

Công dụng:

Trừ ho.
Tiêu đờm.
Chống co thắt.
Trị các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính và các bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Cách sử dụng:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ 1 – 6 tuổi: Mỗi lần uống khoảng 2,5ml, ngày uống 2 lần.
Trẻ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống khoảng 3,5ml, ngày uống 2 lần.
Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 5ml, ngày uống 3 lần.
Lưu ý: Cha mẹ nên cho con uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 30 phút.

Giá tham khảo: 245.000 – 260.000 đồng/lọ 100ml.

4.3. Thuốc ho cho bé Muhi
Siro ho cho bé Muhi

Thuốc ho trẻ em Muhi là một sản phẩm của tập đoàn Ikeadamohando – thương hiệu dược phẩm hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào. Quốc gia này vốn nổi tiếng bởi những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe, đặc biệt đối với các loại thuốc. Do đó, siro Muhi được rất nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn sử dụng cho con.

Nguồn gốc xuất xứ: Nhật Bản.

Thành phần: Clorpheniramin maleat, cam thảo, dl-methylephedrine hydrochloride, d-sorbitol, fructose, citric acid, benzoic acid Na, Paraben, ethanol, edetate Na, caramel, propylene glycol….

Công dụng:

Trị các chứng ho khan, ho có đờm.
Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm như đau họng, sổ mũi, sốt….
Tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
Cách dùng:

Trẻ 3 tháng – 1 tuổi: Mỗi lần uống 3ml x 3 lần/ngày.
Trẻ 1 – 3 tuổi: Mỗi lần uống 6ml x 3 lần/ngày.
Trẻ 3 – 5 tuổi: Mỗi lần uống 7,5ml x 3 lần/ngày.
Trẻ 5 – 8 tuổi: Mỗi lần uống 10ml x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Cho bé uống thuốc sau bữa ăn ít nhất 30 phút, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 tiếng.

Giá tham khảo: 200.000 – 250.000 đồng/lọ 120ml.

4.4. Siro ho trẻ em Zarbee’s Baby Cough
Zarbee’s Baby Cough

Zarbee’s Baby Cough là sản phẩm đến từ Mỹ có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng có thể trị dứt điểm các cơn ho ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không gây ra tác dụng phụ nào. Ngoài ra, Zarbee’s Baby Cough còn có thể được sử dụng để thay thế thuốc điều trị trong trường hợp mới khởi phát các triệu chứng bệnh.

Nguồn gốc xuất xứ: Mỹ.

Thành phần: Mật hoa cây agave, chiết xuất cây thường xuân, english ivy leaf extract, organic agave syrup, thyme extract.

Công dụng:

Trị các chứng ho khan, ho có đờm, ho gió, ho gà, ho do thay đổi thời tiết.
Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng, sưng viêm hầu họng, ngứa rát cổ họng….
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Phòng ngừa nôn trớ và có chứa các hoạt chất tốt cho dạ dày.
Hướng dẫn sử dụng:

Trẻ 2 – 5 tháng tuổi: Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 3ml.
Trẻ 6 – 11 tháng tuổi: Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 4ml.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 5ml.
Lưu ý: Cha mẹ cho bé uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần uống thuốc cách nhau 6 tiếng.

4.5. Thuốc ho cho bé Paburon S
Siro ho cho bé Paburon S

Paburon S là thuốc ho cho bé đến từ đất nước mặt trời mọc. Sản phẩm được các chuyên gia sức khỏe đầu ngành khuyên dùng vì hiệu quả trị ho tốt, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng để bé có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nguồn gốc xuất xứ: Nhật Bản.

Thành phần: Clorpheniramin maleat, dextromethorphan hydrobromide hydrate, guaifenesin, axit benzoic, axit citric na, paraben, sucralose, vanillin, acetaminophen.

Công dụng:

Trị ho khan, ho có đờm, ho mất tiếng.
Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như sổ mũi, viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh….
Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách dùng:

Trẻ 3 – 6 tháng tuổi: Uống 5ml/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: Uống 6ml/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ 1 – 2 tuổi: Uống 7,5ml/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ 3 – 6 tuổi: Uống 10ml/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Cho bé uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút, mỗi lần uống thuốc cách nhau 6 tiếng.

4.6. Siro ho Fitobimbi
Fitobimbi

Fitobimbi là thương hiệu thuốc ho cho trẻ em đến từ Italia, được bào chế từ thảo dược theo tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu. Fitobimbi có nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt để chăm sóc sức khỏe của bé như: Fitobimbi Broncamil, Fitobimbi Propoli và Fitobimbi TussiFlux Junior. Do đó, các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của bé.

Nguồn gốc xuất xứ: Italia.

Thành phần: Hoa cúc bất tử, hoa Grindelia, lá mã đề, cẩm quỳ, keo ong, tinh dầu thông, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu húng tây….

Công dụng:

Fitobimbi Broncamil: Trừ ho, long đờm, giảm đau rát họng. Dùng cho trẻ bị ho do thay đổi thời tiết, viêm họng, viêm phế quản viêm đường hô hấp.
Fitobimbi Propoli: Trị ho do cảm lạnh, viêm họng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, đau rát họng.
Fitobimbi TussiFlux Junior: Giảm ho, cải thiện tình trạng đau rát và ngứa họng, tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp.
Cách dùng:

Fitobimbi Broncamil: Trẻ 6 tháng – 1 tuổi uống ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Fitobimbi Propoli:

Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: Uống 15ml/lần, ngày 1 lần.
Trẻ 1 – 2 tuổi: Uống 15ml/lần, ngày 1 – 2 lần.
Fitobimbi TussiFlux Junior:

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Uống 5ml/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Uống 10ml/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 10ml/lần x 3 – 4 lần/ngày.
Trẻ trên 12 tuổi: Uống 15ml/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Lắc kỹ trước khi uống và cho bé uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút.

Giá tham khảo:

Fitobimbi Broncamil: 320.000 đồng/lọ 200ml.
Fitobimbi Propoli: 335.000 đồng/lọ 200ml.
Fitobimbi TussiFlux Junior: 325.000 đồng/lọ 200ml.
4.7. Siro ho Astex
Siro ho cho bé Astex

Astex là một trong những thương hiệu thuốc ho cho bé được các mẹ ưa chuộng, vì mang lại hiệu quả trừ ho tốt và mức giá thành hợp lý. Không những vậy, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp tốt.

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam.

Thành phần: Húng chanh, núc nác, cineol.

Công dụng:

Hỗ trợ sát khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt và giải độc.
Trừ ho, giảm đau rát cổ họng.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm khí quản….
Cách dùng:

Trẻ dưới 2 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
Trẻ 2 – 5 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
Trẻ trên 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.
Giá tham khảo: 40.000 – 45.000 đồng/chai 90ml.

4.8. Siro ho Ích Nhi
Siro ho cho bé Ích Nhi

Với chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, siro chữa ho cảm Ích Nhi là một trong những sản phẩm trị ho được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Loại siro không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng ho, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm ở trẻ.

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam.

Thành phần: Mạch môn, húng chanh, cát cánh, mật ong, quất, đường phèn, gừng.

Công dụng:

Trị ho khan, ho có đờm, ho do nhiễm lạnh.
Hỗ trợ điều trị cảm cúm và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi.
Hướng dẫn sử dụng:

Trẻ 0 – 12 tháng tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3ml.
Trẻ 1 – 3 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
Trẻ trên 3 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 7ml.
Giá tham khảo: 30.000 – 35.000 đồng/lọ 90ml.

4.9. Siro ho cho trẻ em Children’s Cold & Flu
Children’s Cold & Flu

Children’s Cold & Flu là thuốc ho cho trẻ em và trẻ sơ sinh đã được kiểm định bởi Bộ Y tế Hoa Kỳ. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này cho bé, khi bé xuất hiện triệu chứng ho.

Nguồn gốc xuất xứ: Mỹ.

Thành phần: dã quỳ echinacea, hành đỏ allium cepa, phụ tử acinitum napellus.

Công dụng:

Trừ ho, giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
Hỗ trợ điều trị các bệnh cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi….
Giảm triệu chứng nhức mỏi toàn thân ở trẻ.
Ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, nôn mửa khi trẻ bị cảm cúm.
Cách sử dụng:

Nhỏ 0,5ml siro xuống dưới lưỡi của bé, nhắc lại sau 20 phút.
Mỗi lần thực hiện cách nhau 4 tiếng và thực hiện không quá 6 lần/ngày. Cho trẻ uống thuốc sau khi ăn 15 phút.
Lưu ý: Sau 5 ngày dùng thuốc nếu các triệu chứng bệnh không cải thiện, thì cần cho bé ngừng dùng thuốc.

Giá tham khảo: 270.000 đồng/lọ 30ml.

4.10. Thuốc ho trẻ em Special kid Nez & gorge
Special kid Nez & gorge

Special kid Nez & gorge đến từ Pháp là sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn để cải thiện tình trạng ho của trẻ. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất của châu Âu, vì vậy các mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cho trẻ.

Nguồn gốc xuất xứ: Pháp.

Thành phần: Khuynh diệp, thông, thục quỳ, thảo bản bông vàng, cúc tím, hoa phổi.

Công dụng:

Trị ho khan, ho có đờm.
Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng, viêm phế quản.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Hướng dẫn sử dụng:

Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ 2 – 5 tuổi: Uống 10ml mỗi ngày vào buổi sáng.
Trẻ trên 5 tuổi: Uống 20ml mỗi ngày vào buổi sáng.
Lưu ý: Lắc kỹ trước khi dùng, có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước.

Giá tham khảo: 239.000 đồng/chai 125ml.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến các mẹ 10 loại siro ho cho bé đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần trước khi sử dụng, để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Họ tên
Số điện thoại
GỬI
0 bình luận
TIN LIÊN QUAN
tri-viem-hong-cho-tre-so-sinh
Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn và hiệu quả
la-luoc-vang-chua-ho
Hướng dẫn cách dùng lá lược vàng chữa ho đơn giản tại nhà
Hiệu quả chữa trị ho bằng gừng đã được chứng minh về sự hiệu quả
9 Cách Trị Ho Bằng Gừng Hiệu Quả Cho Trẻ Em Và Người Lớn
SẢN PHẨM
Viên ngậm bảo thanh
TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG
Để con uống thuốc không còn nước mắt
Chị Nguyễn Ngọc Thương Hiền
(Trần Phú, Bắc Giang)
Chị Lê Thị Vui
Chị Lê Thị Vui
(Khoái Châu, Hưng Yên)
Chị Bùi Thị Duyên
Chị Bùi Thị Duyên
(Thanh Xuân, Hà Nội)
Có thuốc ho bổ phế Bảo Thanh - Bé dứt cơn ho, không lo tái lại
Chị Phan Thiện
(Lệ Thủy, Quảng Bình)
Có thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, gia đình khỏe, mình vui
Chị Hoàng Thị Kim Dung
(đường Phù Nghĩa, phường Lộc Hạ, TP Nam Định)
THEO DÕI CHÚNG TÔI

Thuốc ho bổ phế bảo thanh
Website chính thức của thương hiệu Bảo Thanh, thuộc Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh.

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101225867 do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, cấp lần đầu ngày 18 tháng 10 năm 2001.

Người đại diện: Dược sỹ Trần Ngọc Ánh

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số: 28/BYT/DKKDD do Bộ Y tế cấp ngày 11/6/2014.

Facebook linkedin youtube pinterest twitter
DANH MỤC
Câu chuyện thương hiệu
Liên hệ
Chính sách bảo mật
Điều khoản sử dụng
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm và pháp lý
Đội ngũ chuyên gia
Quy trình biên tập
Thuốc ho bổ phế bảo thanh
Addres B19 D6 - Khu Đô thị mới Cầu Giấy,
phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Phone 1900.57.1255
email tvkh@hoalinhpharma.com.vn
website https://thuochobophebaothanh.vn
Work time Thời gian làm việc:
Thứ 2-Thứ 6: 8h00 - 16h30 | Thứ 7: 8h00 - 12h00
Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Copyright © 2021 Thuốc ho bổ phế bảo thanh. All Rights Reserved. | Người chịu trách nhiệm nội dung: Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu Trang

2
TIỂU ĐƯỜNG / Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
« on: October 09, 2021, 04:12:43 AM »
Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường


Tiểu đường tuýp 2
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành,... người trẻ cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.

2.1. Triệu chứng của đái tháo đường typ1
Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường hay có hội chứng 4 nhiều điển hình.

Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tại sao lại nhưu vậy ? Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: Bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ra ngoài nhiều hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
Tiểu đường tuýp 2
Dấu hiệu sớm của người mắc tiểu đường là thường cảm thấy khô miệng
Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.
banner image
2.1 Triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ2
Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1 . Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ vì bệnh khác vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Nhìn chung người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:

Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.

2.3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

Tiểu đường tuýp 2
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát nước hơn bình thường
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Cách điều trị
Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào và đối với cả bệnh tiểu đường typ1 và typ2. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị bệnh đái tháo đường cần phải đi khám ngay. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói về các triệu chứng bạn gặp phải, gia đình bạn đã có ai mắc bệnh tiểu đường, các loại thuốc đã uống và các dị ứng bạn gặp phải. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ sẽ quyết định làm cho bạn một số xét nghiệm. Có một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường:

HbA1C: Xét nghiệm này cho thấy mức đường huyết liên tục của bạn trung bình trong 2 hoặc 3 tháng qua. Xét nghiệm này không yêu cầu bạn phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
Đường huyết lúc đói (FPG): Bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thử nghiệm này.
Dung nạp glucose đường uống (OGTT): Thử nghiệm này mất từ ​​2 đến 3 giờ. Mức đường huyết của bạn được kiểm tra ban đầu và sau đó lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.
Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như cách chữa trị bệnh, bạn cũng nên đặt những câu hỏi để hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo của bạn hoặc tình trạng của chính nó.

3.1 Điều trị bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn bị tiểu đường, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Nếu bạn bị đái tháo đường typ1 bạn sẽ điều trị bắt buộc dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại, vì do cơ thể của bạn không tự sản xuất insulin.Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, nếu có thể kiểm soát tình trạng của bạn bằng thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, bao gồm insulin hoặc metformin, để kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi bạn bị đái tháo đường bạn sẽ cần theo dõi nghiêm túc chế độ ăn uống của mình để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá cao. Điều này thường có nghĩa là theo dõi lượng carbohydrate cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một phác đồ điều trị để giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Có một lời khuyên vô cùng quan trọng rằng nếu bạn nghi ngờ bạn có những triệu chứng của bệnh tiểu đường thì đừng ngần ngại hãy đến gặp bác sĩ. Khi bệnh được điều trị sớm thì việc kiểm soát bệnh sẽ hiệu quả hơn, đây cũng là chìa khóa để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Tiểu đường tuýp 2
Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu sớm của tiểu đường hãy đi khám ngay!
Nếu bạn bị đái tháo đường typ1 bạn sẽ cần phải kiểm soát lượng glucose bằng cách kết hợp insulin với chế độ ăn uống và hoạt động. Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống và hoạt động một mình, hoặc thêm thuốc khi cần thiết.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh tiến triển có thể cần đánh giá lại và thay đổi kế hoạch điều trị theo thời gian.

3.2 Các cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có thể không được ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Bệnh đái tháo đường typ1 không thể ngăn ngừa được. Bạn có thể giảm cơ hội phát triển bệnh đái tháo đường typ2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì hoạt động. Tuy nhiên, di truyền và các yếu tố rủi ro khác có thể làm tăng rủi ro của bạn mặc dù nỗ lực tốt nhất của bạn.

Ngay cả khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường bạn có thể sống một cuộc sống đầy đủ. Bệnh đái tháo đường đòi hỏi phải lập kế hoạch và quản lý cẩn thận, nhưng nó không nên ngăn cản bạn tham gia và tận hưởng các hoạt động hàng ngày.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói Sàng lọc đái tháo đường - rối loạn mỡ máu dành cho khách hàng có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2 nhằm mục đích chẩn đoán, sàng lọc bệnh lý dựa trên các xét nghiệm định lượng trong máu, áp dụng nghiệm pháp dung đường uống (đối với khách hàng có kết quả đường máu lúc đói nghi ngờ)......Từ đó bác sĩ sẽ có kết luận và đưa ra lời khuyên phòng tránh bệnh cũng như liệu pháp điều trị thích hợp, khoa học đối với bệnh nhân.

Nguồn :  webmd.com

3
CHỮA HÓC XƯƠNG CÁ / Xử trí khi hóc xương cá
« on: August 21, 2021, 01:42:51 PM »
Hóc xương cá là một tai nạn phổ biến, nhiều người có thói quen uống giấm, nuốt cơm, bánh, rau, hoặc uống nhiều nước để làm mòn mảnh xương hoặc cuốn trôi nó vào bụng. Bác sĩ Lý nói rằng, có 3 vị trí hẹp ở thực quản, hóc xương cá thường nằm ở vị trí hẹp nhất của thực quản. Nếu là xương cá nhỏ, mềm, hướng xuống dưới, có thể bị thực phẩm đẩy xuống dạ dày.

Tuy nhiên, vị trí đi xuống của xương cá không cố định, dễ vướng vào vị trí hẹp thứ 2. Động mạch chủ gần với tim, cách chỗ hẹp thứ 2 ở thực quản không xa. Nếu xương cá đâm thủng thành thực quản, nó sẽ đâm thẳng vào động mạch chủ, hậu quả sẽ thảm khốc hơn.

Trong nhiều trường hợp, ví dụ việc nuốt cơm không cuốn trôi được xương cá mà nó còn có thể khiến mảnh xương đâm vào thực quản sâu hơn. Bác sĩ Lý khuyên bệnh nhân nên ngưng nuốt hay ăn sau khi bị hóc xương cá, thả lỏng cổ họng và đi khám càng sớm càng tốt.

Cách chữa hóc xương cá nói riêng, hóc xương nói chung
Khi bị hóc xương, nếu không biết cách xử lý có thể khiến xương cắm sâu vào cổ họng, gây nguy hiểm. Một số người sau khi bị hóc xương đã nghĩ ngay đến việc áp dụng các biện pháp dân gian để đảy được mảnh xương xuống dưới nhưng những cách như nuốt cơm, ho, ăn bánh mì... đều không có cơ sở khoa học, và nếu không cẩn trọng có thể càng khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, như trường hợp của bệnh nhân họ Vương nói trên.

Nếu không may bị hóc xương, hãy bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn như sau:

- Ngừng nuốt ngay lập tức: Cố nuốt không những không giúp xương trôi xuống mà còn có thể vô tình khiến cho xương càng đâm sâu và gây tổn thương. Bạn cũng không nên khạc mạnh nhiều lần hay thử ăn bất cứ thứ gì để giúp đẩy xương xuống bởi rất dễ bị nghẹn.

- Cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt: Chú ý tuyệt đối không được dùng tay đưa vào cổ họng, bởi thao tác này sẽ đẩy xương xuống cổ họng sâu hơn.


- Há miệng to rồi nhờ người xung quanh kiểm tra cổ họng bằng đèn pin. Nếu trường hợp xương cá mắc ở vị trí mà mắt thường có thể nhìn thấy được hãy dùng kẹp y khoa để gắp ra.

- Theo dõi xem còn đau hay thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không. Nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc ở vị trí nào đó trong họng hãy đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý. Tuyệt đối không nên để quá lâu vì dễ gây biến chứng cũng như khiến cho việc điều trị phức tạp hơn.

Theo Kknews, Healthline

4

Chia sẻ 10 mẹo chữa hóc xương cá đơn giản mà hiệu quả tại nhà
02/06/2021 - by Tuyen TB

 
Hóc xương cá là tình trạng phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là tổng hợp các mẹo chữa hóc xương cá đơn giản, hiệu quả có thể tham khảo nhé!

Hóc xương cá có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Hóc xương cá có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Cần làm gì khi bị hóc xương cá?
Bước 1: Ngừng ăn và nhổ hết thức ăn ra ngoài, nếu là trẻ nhỏ thì cần dỗ không để trẻ khóc vì càng khóc thì xương càng kẹt sâu hơn.
Bước 2: Ngậm một ngụm nước lọc, ngửa đầu ra sau, thè lưỡi ra ngoài và kêu “aaaaa” liên tục để súc họng.
Bước 3: Khi cảm thấy không thở được thì nhổ nước ra, làm liên tục 3 lần xương sẽ ra khỏi miệng.
Lưu ý: Nếu trẻ nhỏ bị xương cá đâm vào lưỡi hoặc hóc xương thì bạn phải bảo trẻ há miệng và dùng đèn pin kiểm tra xương bị mắc ở đâu để dùng kẹp y tế gắp ra. Sau đó cho trẻ uống nước đến khi trẻ nuốt vào không bị đau nữa là được.


 
10 mẹo chữa hóc xương cá tại nhà
Nuốt cơm
Đây là cách làm phổ biến nhất mà ai cũng biết và từng thử qua. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo chữa hóc xương cá nhỏ. Tốt nhất, bạn nên hạn chế làm theo cách này, nhất là với trẻ nhỏ, vì có thể khiến xương trôi xuống thực quản hoặc bị nghẹn.

Nuốt miếng cơm to khi bị hóc xương cá nhỏ
Nuốt miếng cơm to khi bị hóc xương cá nhỏ
Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa
Đây là mẹo chữa hóc xương cá ở trẻ em rất thú vị được lưu truyền trong dân gian. Bạn chỉ cần đảo đầu đũa hoặc nhành cây, thanh gỗ trước mặt mình, ví dụ từ chiều dọc thành chiều ngang, thì xương cá cũng tự nhiên biến mất.

Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa không có tính khoa học
Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa không có tính khoa học
Tuy nhiên, trên thực tế thì mẹo này không có căn cứ khoa học và phụ thuộc nhiều vào sự may rủi. Do đó, hiệu quả không cao, nhất là với xương lớn.

Trị hóc xương cá bằng cách đẩy bụng và vỗ lưng
Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em này được sử dụng như biện pháp sơ cứu khẩn cấp. Đầu tiên, bạn đứng ở phía sau người bị hóc xương, đan hai tay vào nhau, vòng ra phía trước đặt vào eo người đó, đẩy lên và kéo mạnh liên tục để đẩy xương cá ra ngoài. Bạn có thể kết hợp vỗ lưng giữa hai vai để người bệnh dễ dàng đẩy xương ra khỏi niêm mạc họng.

Cách này cũng có thể áp dụng khi bị nghẹn bởi dị vật trong quá trình ăn uống.

Chữa hóc xương cá bằng tỏi
Đầu tiên, bạn cần xác định xem mình bị hóc xương bên trái hay bên phải, sau đó bóc một nhánh tỏi.

Nhét tỏi vào mũi để chữa hóc xương cá
Nhét tỏi vào mũi để chữa hóc xương cá
Nếu bạn bị hóc xương bên phải thì nhét nhánh tỏi vào lỗ mũi bên trái và bịt lỗ mũi bên phải lại, sau đó thở đều bằng miệng. Sau khoảng 2-3 phút, bạn sẽ hắt hơi và nôn ra xương cá. Cách làm tương tự khi bị hóc xương bên trái.

Cách chữa hóc xương cá bằng mật ong
Đây là mẹo chữa hóc xương cá cho trẻ từ nguyên liệu dễ kiếm trong nhà.

Dùng mật ong để trị hóc xương cá
Dùng mật ong để trị hóc xương cá
Cách làm: pha 2 thìa mật ong nguyên chất với một ít nước cốt chanh và ngậm trong miệng vài phút. Thực hiện liên tục khoảng 5 lần sẽ không còn cảm giác khó chịu do xương mắc vào cổ họng nữa.

Nguyên nhân là vitamin C trong mật ong và nước cốt chanh khiến niêm mạc họng giãn nở hơn, làm mềm xương cá và rơi khỏi cổ họng.

Trị hóc xương cá bằng vỏ cam
Một mẹo chữa hóc xương cá ở cổ họng phổ biến là nuốt vỏ cam. Hoạt chất trong vỏ cam khiến xương cá mềm và theo nước bọt xuống dạ dày. Sau khi ngậm một lúc cho các chất trong vỏ cam tan ra thì nuốt xuống. Lưu ý chỉ dùng vỏ cam nhỏ để tránh bị nghẹn.

Vitamin C trong vỏ cam giúp trị hóc xương cá
Vitamin C trong vỏ cam giúp trị hóc xương cá
Vitamin C
Đây cũng là cách chữa hóc xương cá ở cổ tương tự vỏ cam. Sau khi ngậm vitamin C vài phút, xương cá sẽ mềm ra và biến mất, đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau các vết thương do xương cá để lại.

Uống nước quả trám để loại bỏ hóc xương cá
Bạn có thể mài quả trám ra rồi hòa với nước uống giúp tiêu xương cá khi bị hóc xương nhỏ.

Mẹo chữa hóc xương cá bằng lá rau má
Bạn có thể nhai và nuốt một ít lá rau má, sau đó xương cá sẽ theo các dây rau má rơi ra ngoài và trôi xuống dưới dạ dày.

Trị hóc xương cá bằng dầu oliu
Khi bị hóc xương cá, chỉ cần uống 1 thìa dầu oliu sẽ giúp bôi trơn niêm mạc họng và khiến xương dễ dàng thoát ra hơn.


 
Lưu ý khi chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian tại nhà
Trên thực tế, các mẹo và câu thần chú chữa hóc xương cá chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng nên bạn cần cân nhắc khi áp dụng.

Sau khi xử lý tình trạng hóc xương thì nên uống thêm nước và tránh khạc nhổ nhiều.
Mẹo dân gian thường chỉ có tác dụng với xương cá nhỏ.
Không nên dùng tay để móc họng hoặc uống nước, nuốt cơm nóng, nuốt thức ăn khi bị hóc xương cá vì có thể khiến xương trôi sâu hơn hoặc đâm vào, thậm chí gây thủng thực quản rất nguy hiểm.
Nếu bị hóc xương cá to hoặc thử các mẹo không hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ gắp mảnh xương ra. Không nên cố chữa bằng mẹo vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đi đến cơ sở y tế để xử lý xương cá kịp thời
Đi đến cơ sở y tế để xử lý xương cá kịp thời
 

Xem thêm: SOS là gì? Sử dụng SOS trong trường hợp nào?
 

Trên đây là tổng hợp các mẹo chữa hóc xương cá dân gian dành cho người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng qua những chia sẻ của muahangdambao.com các bạn đã biết cách xử lý khẩn cấp trong trường hợp này nhé!

5
7 cách chữa hóc xương cá đơn giản, hiệu quả cần áp dụng ngay
Viết bởi Chi Lê ngày 15/11/2019 07:09
Cách chữa hóc xương cá là điều mà ai cũng nên biết để khi gặp sự cố chúng ta luôn biết cách xử lý kịp thời và phù hợp. Xương cá thường rất nhỏ và có thể dễ dàng bị bỏ sót trong khi chế biến món ăn và nhai. Chúng có các cạnh sắc và hình dạng kỳ lạ nên có nhiều khả năng mắc kẹt trong cổ họng hơn các thực phẩm khác. Nếu hóc xương cá kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Vì vậy hãy tham khảo các cách lấy xương cá khi bị hóc ở bài viết dưới đây nhé.

viên uống trắng da hàn quốc
Mục lục
1. Hóc xương cá
Cá là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng mà bạn nên thường xuyên sử dụng trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên thực phẩm này cũng khiến nhiều người lo ngại vì nguy cơ hóc xương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Cùng tham khảo các cách chữa hóc xương cá và danh sách lời khuyên khi ăn cá dưới đây nhé.

1.1. Hóc xương cá là gì?
Hóc xương cá có thể gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn do việc ăn bất cẩn. Tuy nhiên nó xảy ra nhiều ở trẻ em, người lớn tuổi và những người ăn cá trong khi say rượu. Khi bị hóc xương cá, bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng hơn.
Bạn không nên cố khạc nhổ hoặc móc xương ra vì có thể khiến xương cá cắm sâu thêm vào thanh quản gây tổn thương, sưng đau, phù thanh quản. Nếu chỉ hóc xương nhỏ thì hầu như chỉ gây khó chịu và việc xử lý cũng đơn giản. Còn nếu là xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn.
Có nhiều trường hợp sẽ dẫn đến xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch,… Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Những loại cá dễ bị hóc xương: Cá mòi, cá cẩu, cá chép, cá hồi, cá cháo, cá rô, cá diếc,…
ăn cá
Hóc xương cá có thể gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn do việc ăn bất cẩn. Ảnh Internet
 
 
 
1.2. Các triệu chứng thường gặp
Cảm giác ngứa và gợn trong cổ họng.
Đau nhói ở cổ họng.
Đau ở cuống họng.
Ho liên tục.
Nuốt khó hoặc bị đau khi nuốt bất cứ thứ gì.
Ho ra máu.
Khi nào gặp bác sĩ:

Đau ngực.
Bầm tím.
Sưng.
Chảy nước dãi quá mức.
Không có khả năng ăn hoặc uống.
triệu chứng hóc xương
Chú ý những triệu chứng hóc xương để phát hiện và lấy xương ra sớm. Ảnh Internet
2. Cách chữa hóc xương cá hiệu quả
2.1. Ngậm viên sủi vitamin C
Hãy thử ngậm một viên sủi vitamin C để xương cá mềm và tan ra theo nước bọt. Ngoài ra, Vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm cho vùng thực quản khi bị hóc xương cá. Bạn cũng có thể ngậm một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt.

2.2. Cách chữa hóc xương cá bằng các loại nước
2.2.1. Uống nước quả trám
Trong quả trám có chưa: Protid, chất béo, hydrat cacbon, beta – caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất khác: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C. Nhờ vậy nước quả trám có công dụng làm tiêu xương cá rất tốt. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trong trường hợp xương nhỏ. Có nhiều cách thực hiện hư:

Bạn có thể mài quả trám hòa cùng với nước rồi uống sẽ giúp xương cá tan ra nhanh chóng.
Lấy hạt quả trám đốt lên với rễ cây đậu ván trắng, thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn rồi trộn đều, mỗi lần uống 4 – 6g.
Có thể lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần.
Uống nước quả trám
Uống nước quả trám làm tiêu xương cá rất tốt, nhưng chỉ áp dụng cho hóc xương nhỏ. Ảnh Internet
2.2.2. Đồ uống có ga
Uống Coca – Cola và các loại đồ uống có ga khác để điều trị cho những người bị thức ăn mắc kẹt trong họng. Khi uống thì các đồ uống này ở dạ dày sẽ giải phóng ra khí. Những khí này giúp làm bong tróc xương và tạo ra áp lực để có thể đánh bật nó.

2.2.3. Uống giấm pha loãng
Giấm có vị chưa nên có thể giúp phân hủy xương cá, làm cho nó mềm ra và dễ nuốt hơn. Bạn hãy pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm. Gợi ý là bạn nên chọn giấm táo vì nó không có mùi khó chịu, đặc biệt bạn có thể sử dụng cùng với mật ong.

cách chữa hóc xương cá
Uống giấm pha loãng giúp phân hủy xương cá, làm cho nó mềm ra và dễ nuốt hơn. Ảnh Internet
2.3. Ăn bánh mì là cách chữa hóc xương cá
2.3.1. Bánh mì và nước
Lấy bánh mì nhúng nước là mẹo chữa hóc xương cá truyền thống. Nó có thể lấy xương cá bị mắc kẹt ra khỏi cổ họng của bạn. Ngâm miếng bánh mì trong nước khoảng một phút, sau đó cắn một miếng lớn rồi nuốt chúng thật nhanh. Sử dụng trọng lượng của bánh mỳ ngâm nước đè lên xương cá và giúp đẩy nó xuống thoát khỏi cổ họng.

2.3.2. Bánh mì và bơ đậu phộng
Khi ăn bánh mì và bơ đậu phộng thì sẽ lấy xương cá và đẩy nó xuống dạ dày. Hãy cắn một miếng lớn bánh mì bơ đậu phộng và ngậm trong miệng một lúc và nuốt. Hãy chuẩn bị nước uống để tránh bị nghẹn.

cách chữa hóc xương bằng bánh mì
Cách chữa hóc xương bằng bánh mì sẽ lấy xương cá và đẩy nó xuống dạ dày. Ảnh Internet
2.4. Ngậm kẹo dẻo
Bạn chỉ cần một lượng kẹo dẻo lớn để có thể lấy xương ra khỏi cổ họng. Hãy nhai một lượng kẹo dẽo vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt ực nó xuống cổ họng. Chất dính và đường của kẹo sẽ bám vào chiếc xương bị mắc kẹt và mang nó xuống dạ dày của bạn.

2.5. Nuốt cơm nóng
Đây là mẹo chữa hóc xương chỉ áp dụng với xương nhỏ và mềm. Nếu xương to mà áp dụng cách này sẽ làm cho tình trạng hóc xương trầm trọng hơn, có thể đâm thủng vào mạch máu. Bạn nên nuốt một miếng cơm nóng to để xương cá dính vào và trôi xuống dạ dày cùng với cơm.

Nuốt cơm nóng chữa hóc xương cá
Nuốt cơm nóng chỉ nên áp dụng khi bạn bị hóc xương nhỏ và mềm. Ảnh Internet
2.6. Nhét tỏi vào lỗ mũi
Hãy cố xác định xem mình bị hóc ở vị trí nào. Trong trường hợp bị hóc bên phải thì hãy dùng một tép tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái. Sau đó bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng miệng. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút sau bạn sẽ bắt đầu nôn ra, xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể áp dụng ngược lại khi bị hóc xương bên trái. Ngoài ra bạn có thể dùng một chút đường và ngậm trong miệng, miếng xương cũng tự động trôi đi.

2.7. Lá rau má – Cách chữa hóc xương cá rất hiệu quả
Bạn có thể dùng một ít lá rau má, rửa sạch, sau đó nhai và nuốt. Xương cá sẽ theo xác rau má rơi ra ngoài và trôi xuống dưới. Lưu ý là chỉ nên nhai sơ rau má thì mới có thể kéo theo xương cá được.

cách chữa hóc xương cáLá rau má
Lá rau má có thể sử dụng để chữa hóc xương cá hiệu quả và nhanh chóng. Ảnh Internet
3. Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị hóc xương và khó chữa nhất. Dù cá là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại vì nguy cơ hóc xương. Hãy tìm hiểu cách chữa hóc xương cá cho bé ngay dưới đây nhé.

Bước 1: Ngừng cho bé ăn và trấn an tinh thần bé. Vì trẻ khi bị hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.
Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin để kiểm tra cổ họng. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng thì có thể dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, không để bé ngọ nguậy vì có thể gây tổn thương vùng họng.
Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần. Nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn thì bạn có thể hỏi bé có còn đau không.
Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản rồi.
Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em
Khi phát hiện trẻ bị hóc xương cá bố mẹ nên đưa đến bác sĩ gần nhất để lấy ra. Ảnh Internet
4. Những cách phòng chống hóc xương cá
Không nói chuyện và cười đùa khi đang ăn cá.
Nên gỡ xương kỹ trước khi cho cá vào miệng.
Nhai thật kĩ khi bạn ăn cá.
Không trộn cá với cơm hoặc bún, nên ăn riêng từng thứ.
Cắt cá thành từng miếng nhỏ để có thể nhìn thấy những mảnh xương nhỏ.
Không vội vàng khi bạn ăn cá có nhiều xương.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì cần phải cẩn thận và luôn quan sát chúng khi ăn. Dung tay lấy hết xương, tránh xương dăm nhỏ.
phòng tránh hóc xương cá
Bạn nên chế biến kỹ và khi ăn cá nên cẩn thận, đặc biệt là khi chuẩn bị đồ ăn cho các bé nhỏ. Ảnh Internet
Trên đây là những thông tin hữu ích xung quanh việc bị hóc xương cá, cách chữa hóc cực nhanh, cực đơn giản bạn có thể áp dụng ngay. Mong rằng bạn đã rút ra cho mình được nhiều kiến thức bổ ích cũng như mẹo vặt “hay ho” để có thể đảm bảo an toàn khi ăn cá cho cả gia đình mình rồi

6
20 Cách chữa hóc xương cá hiệu quả nhất bằng mẹo dân gian

Chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu. Hãy lưu ngay lại để dùng khi cần thiết nhé.

Mục Lục  hide
Hóc xương cá có nguy hiểm không ?
Bị hóc xương cá phải làm sao ?
Hóc xương cá ngậm viên Vitamin C
Nuốt kẹo dẻo, kẹo xốp bông gòn Marshmallows
Cách trị hóc bằng nước quả trám
Chữa hóc xương cá bằng tỏi nhét vào lỗ mũi
Mẹo trị hóc xương cá nhanh bằng dầu ô liu
Đẩy xương cá ra ngoài bằng cách ho mạnh
Dùng mẹo chữa hóc xương cá bằng chuối
Uống giấm chữa hóc xương cá
Sự kết hợp giữa bánh mì và bơ đậu phộng
Dùng bánh mì và nước
Mẹo ngậm và nuốt vỏ cam
Hóc xương cá phải làm sao – uống nước có ga
Hãy nhờ sự giúp đỡ khi bị hóc xương cá ở cổ
Cứ kệ nó đi
Bị hóc xương cá to hãy tới bệnh viện ngay
Hóc xương cá có nguy hiểm không ?
Bị hóc xương cá nhỏ không những gặp nhiều ở trẻ em; mà ngay cả người lớn cũng thi thoảng bị do chủ quan trong ăn uống. Cảm giác khi bị hóc rất đau và ngứa cổ; nếu không có cách xử lý phù hợp thì cũng rất nguy hiểm đó.

Xương cá, đặc biệt là loại xương ghim chỉ có kích thước nhỏ như cây kim. Chính vì thế, chúng ta thường hay bỏ sót những mẩu xương này trong chế biến hoặc khi ăn.

Bị hóc xương cá có nguy hiểm không
Bị hóc xương cá có nguy hiểm không
Loại xương này có cạnh sắc và nhiều hình dạng khác nhau. Điều đó khiến chúng dễ dàng mắc kẹt ở cổ họng của bạn hơn các loại thực phẩm khác.

Bị hóc xương cá có nguy hiểm không ? Nếu như mẩu xương cá nhỏ thì nó chỉ gây ra đôi chút khó chịu; và mẹo chữa hóc xương cá nhỏ cũng rất đơn giản. Thế nhưng, trong trường hợp không may mắc phải mẩu xương lớn và sắc nhọn thì nguy cơ làm thủng mạch máu và thực quản là rất cao.


 
Thực tế có rất nhiều người không chú ý khi ăn cá; bị hóc xương to, nhọn, xương lạc vào lồng ngực dẫn đến áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch… Nếu không kịp thời sơ cứu có thể dẫn tới tử vong.

Bị hóc xương cá phải làm sao ?
Như những thông tin trên, có thể thấy tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nếu không may ở trong tình huống đó thì phải làm sao ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những cách chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian dưới đây.

Hóc xương cá ngậm viên Vitamin C
Với cổ họng bạn gặp trục trặc với những mẩu xương cá nhỏ; hãy ngậm ngay một viên sủi vitamin C. Tính chất của viên vitamin C sẽ khiến xương cá mềm ra và tan theo nước bọt.

Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng giảm đau, kháng viêm. Bảo vệ vùng thực quản của bạn khi bị hóc xương cá.

Bạn có thể ngậm một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt. Cách này sẽ giúp những xương cá nhỏ bị mềm và tan vào nước bọt.

Bị hóc xương cá phải làm sao
Bị hóc xương cá phải làm sao
Nuốt kẹo dẻo, kẹo xốp bông gòn Marshmallows
Cách này nghe có vẻ kỳ lạ phải không; thế nhưng nó hiệu quả lắm đấy nhé. Chỉ cần chuẩn bị một gói kẹo dẻo lớn mua ở siêu thị về; thế là bạn đã có ngay một loại thần dược đẩy xương cá ra khỏi cổ họng rồi.

Cách làm rất đơn giản, lấy một nắm kẹo vừa miệng bỏ vào nhai cho đến khi nó đủ mềm; sau đó nuốt ực chúng xuống cổ họng. Nhờ vào tính kết dính và đường từ những viên kẹo dẻo mà xương sẽ bị bám vào; rồi sẽ cùng với kẹo chui tuột xuống dạ dày.

Bạn có thể tìm mua loại kẹo dẻo này ở bất cứ siêu thị nào trong cả nước nhé.

Cách trị hóc bằng nước quả trám
Theo mẹo dân gian truyền lại thì nước quả trám có khả năng làm tiêu xương cá bám trong cổ họng rất hiệu quả. Thế nhưng, cách chữa hóc xương cá dân gian này chỉ phát huy tác dụng trong trường hợp xương cá nhỏ thôi nhé.

Để thực hiện mẹo này, bạn hãy đem quả trám mài ra; sau đó đem nó hòa cùng với nước. Sử dụng loại nứơc này để uống khi bị hóc sẽ khiến xương cá tan ra nhanh chóng.

Chữa hóc xương cá bằng tỏi nhét vào lỗ mũi
Nếu lỡ bị hóc xương cá, trước tiên bạn hãy thật bình tĩnh xác định xem vị trí xương cá mắc vào là ở đâu. Nếu như vị trí bị hóc ở bên phải thì hãy nhét vào lỗ mũi bên trái một tép tỏi.

Dùng tỏi nhét vào lỗ mũi là cách xử lý mẩu xương cá trong cổ họng hiệu quả
Dùng tỏi nhét vào lỗ mũi là cách xử lý mẩu xương cá trong cổ họng hiệu quả
Tiếp theo hãy bịt lỗ mũi bên phải lại rồi thở bằng miệng. Như vậy chỉ sau 1 – 2 phút là bạn sẽ có biểu hiện nôn ra; xương cá cũng qua đó mà trôi ra ngoài.

Nếu vị trí hóc ở bên trái thì bạn hãy làm ngược lại với hướng dẫn bên trên nhé.

Mẹo trị hóc xương cá nhanh bằng dầu ô liu
Dầu ô liu được biết tới là chất có tính bôi trơn tự nhiên. Nếu cổ họng bạn gặp vấn đề với xương cá; hãy thử nuốt trực tiếp 1-2 muỗng dầu ô liu.

Cách làm này có tác dụng làm bao phủ niêm mạc cổ họng và xương trong cổ họng của bạn. Nhờ đó bạn có thể nuốt được xương cá xuống hoặc ho ra ngoài một cách dễ dàng.

Đẩy xương cá ra ngoài bằng cách ho mạnh
Phần lớn những mẩu xương cá đều mắc kẹt ở vị trí ngay sau cổ họng hoặc xung quanh amidan của bạn. Chính vì thế, lực tác động đến từ vài cơn ho mạnh rất có thể cũng đủ khiến nó lung lay và bay ra ngoài.

Dùng mẹo chữa hóc xương cá bằng chuối
Chuối cũng có tác dụng tương tự như món kẹo dẻo đã kể ở trên. Hãy kiếm một quả chuối và cắn một miếng thật lớn; ngậm miếng chuối trong miệng trong vòng 1 phút.

Mẹo chữa hóc xương cá bằng chuối
Mẹo chữa hóc xương cá bằng chuối
Làm như vậy là để miếng chuối được thẩm thấu nước bọt, được bôi trơn; sau đó nuốt ực một cái thật nhanh. Xương cá sẽ dính vào miếng chuối và cả hai cùng dắt nhau trôi xuống dạ dày.

Uống giấm chữa hóc xương cá
Giấm có tính chua, nhờ vậy nó có khả năng làm phân hủy xương cá. Khiến những mẩu xương cá trở nên mềm hơn và bạn có thể nuốt nó vào bụng dễ dàng.

Bạn có thể pha 2 muỗng giấm với nước hoặc uống trực tiếp 2 muỗng giấm để loại bỏ mẩu xương cá đáng ghét trong cổ họng của mình.

Ngoài ra, sử dụng giấm táo cũng là một sự lựa chọn không tồi. Bởi nó không tra tấn mũi bạn bởi mùi khó chịu. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp giấm với mật ong để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sự kết hợp giữa bánh mì và bơ đậu phộng
Bánh mì quết thêm lớp bơ đậu phộng có khả năng kéo xương cá ra khỏi cổ họng và đẩy nó xuống dạ dày.

Bánh mì và bơ đậu phộng
Bánh mì và bơ đậu phộng
Khi bị hóc hãy cắn ngay một miếng lớn bánh mì phủ bơ đậu phộng; ngậm nó trong miệng khoảng 1 phút rồi nuốt.

Lưu ý: Trước khi nuốt bạn hãy chuẩn bị trước một cốc nước; đề phòng trường hợp bị nghẹn thì uống ngay nhé.

Dùng bánh mì và nước
Bánh mì nhúng nước cũng là một mẹo chữa hóc xương cá dân gian rất hiệu quả. Bạn chỉ đơn giản đem ngâm một miếng bánh mì trong nước tầm 1 phút. Sau đó cắn một miếng lớn rồi nuốt nó xuống thật nhanh.

Mẹo trị hóc này hiệu quả là nhờ lợi dụng trọng lượng của miếng bánh mỳ được ngâm nước tác động lên xương cá. Nhờ đó, có thể đẩy mẩu xương cá rời khỏi cổ họng và đi xuống bụng bạn.

Mẹo ngậm và nuốt vỏ cam
Với cách này thì vỏ cam có tác dụng giống như một loại hoạt chất làm cho xương cá mềm ra và trôi theo nước bọt xuống bụng.

Nếu bị hóc xương cá bạn hãy bóc ngay một quả cam lấy vỏ ngậm trong miệng. Giữ nguyên như thế một lúc; miếng xương cá đang mắc trong cổ họng bạn sẽ tự động tan ra.

Hóc xương cá phải làm sao – uống nước có ga
Từ lâu, uống Coca Cola nói riêng hay những loại đồ uống có ga khác đã trở thành cách xử lý hóc xương cá hiệu quả ngay tại nhà.

Bị hóc xương cá phải làm sao - Uống nước có ga
Bị hóc xương cá phải làm sao – Uống nước có ga
Sau hàng loạt những nghiên cứu trong thời gian dài, một số sinh viên ngành y đã dùng Coca-Cola hoặc những thức uống có ga khác để xử lý các trường hợp bị hóc xương hay mắc kẹt các loại thức ăn khác trong cổ họng.

Khi các loại thức uống có ga này đi vào dạ dày của bạn; nó sẽ có tác động làm dạ dày của bạn giải phóng khí ra bên ngoài. Loại khí này sẽ tác động làm xương cá bị bong tróc và phân hủy dần.

Hãy nhờ sự giúp đỡ khi bị hóc xương cá ở cổ
Nếu quá bối rối và không nghĩ ra cách xử lý nào hợp lý; thì tốt nhất bạn hãy nhờ ngay sự giúp đỡ từ người gần nhất.

Đa phần những mẩu xương cá đều mắc kẹt trong amiđan. Bởi vậy việc loại bỏ chúng ra khỏi cổ họng của bạn là việc không quá khó khăn.

Thứ bạn cần chuẩn bị đó là một chiếc đèn pin, một chiếc que nhỏ cùng với một chiếc nhíp. Tiếp theo, hãy nhờ người thân bạn bè giữ nguyên lưỡi của bạn bằng cái que đó. Để họ có thể quan sát được vị trí mà mẩu xương đang mắc vào.

Nếu họ quan sát thấy được vị trí của mẩu xương; có thể loại bỏ nó một cách cẩn thận bằng chiếc nhíp.

Cứ kệ nó đi
Rất nhiều người đến bệnh viện trong trạng thái lo lắng bởi nghĩ rằng trong cổ họng mình đang có một mẩu xương cá; thế nhưng thật ra lại chẳng có gì ở đó.

Xương cá có nhiều cạnh sắc nhọn; vì thế nếu không may nuốt phải chúng cổ họng của bạn có thể bị xước. Nhiều trường hợp cảm giác khó chịu ở cổ là do vết xước mà xương cá gây ra. Còn mẩu xương gây họa thì đã trôi xuống dạ dày từ lâu rồi.

Hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè người thân trợ giúp khi gặp sự cố
Hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè người thân trợ giúp khi gặp sự cố
Nếu như cổ họng của bạn không gặp ảnh hưởng gì lớn; hãy thư giãn để nó có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo chắc chắn xem phần xương cá đã thực sự trôi xuống bụng hay chưa trước khi đi ngủ. Nếu chức năng hô hấp gặp trở ngại, bạn cần tới bệnh viện ngay lập tức để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Bị hóc xương cá to hãy tới bệnh viện ngay
Bạn cần lưu ý rằng tất cả những cách chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian trên; chúng chỉ hiệu quả đối với những trường hợp xương cá nhỏ thôi.

Đối với những trường hợp mà xương cá quá to, bạn không nên tùy tiệp áp dụng những mẹo chữa hóc xương cá nhanh chóng trên. Khi đó việc làm chính xác nhất đó là tới bệnh viện để bác sĩ xử lý.

Tuyệt đối không được chần chừ để lâu; bởi nếu xương cá bị mắc kẹt trong thực quản hoặc ở nơi khác trong đường tiêu hóa của bạn. Nó có thể gây tình trạng chảy máu trong thực quản, bệnh áp xe. Một số trường hợp không may còn gặp phải những biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Đó là toàn bộ 15 cách chữa hóc xương cá hiệu quả nhanh chóng bằng mẹo dân gian mà tutihealth muốn chia sẻ tới các bạn. Để không phải dùng đến những biện pháp này, bạn hãy chú ý thật kỹ khi ăn uống nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe !

7
Cách trị hóc xương cá ở cổ họng tại nhà
Hóc xương cá không chỉ xuất hiện tại con nít, thỉnh thoảng người lớn vẫn có thể mắc phải nếu không cẩn thận trong lúc ăn uống. Dưới đây là một vài mẹo đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng khi hóc xương.

- Ngậm hoặc nuốt vỏ chanh, cam
Lúc mắc hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một lá chanh hoặc một miếng vỏ cam để làm xương mềm đi và tan vào nước bọt. Lưu ý là nên bóc sạch hạt để tránh nuốt hạt chanh vào bụng.

- Ngậm viên vitamin C.
Vitamin C cũng có tác dụng như vỏ cam, vỏ chanh. Sau vài phút ngậm, viên vitamin C sẽ giúp phân hủy được xương cá. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm nhiễm, giảm đau rất tốt lúc vùng thực quản mắc hóc xương chẳng may thương tổn.

cách trị hóc xương cá ở cổ họng tại nhà


- Tỏi và đường
Lúc bị hóc xương cá hãy xác định khu vực hóc xương rồi bóc một nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi. Chỗ hóc xương ở bên trái thì hãy dùng nhánh tỏi bóc vỏ nhét vào lỗ mũi bên phải cũng như ngược lại. Sau đó bịt lỗ mũi bên trái và thở bằng miệng. Một khi sau bạn sẽ hắt hơi và tự nôn ra, xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. hơn nữa, để chữa hóc xương, bạn cũng có thể dùng một chút đường và ngậm trong miệng, miếng xương cũng tự động trôi đi.

Với một số người chủ quan bị hóc xương cá ở cổ họng thì tốt nhất là phải tới bệnh viện để khám cũng như trị liệu sớm nhất, nếu như chần chừ sẽ làm ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

Đặc biệt, với các mẹo chữa hóc xương cá lan truyền trên mạng chỉ có tính ăn may cũng như chỉ ứng dụng trong trường hợp mới bị ứng dụng ngay chứ nếu như để lâu ngày xương cá sẽ vào bên trong thực quản cho dù bạn có ứng dụng cách gì thì cũng đều không có hiệu quả.

Bên cạnh đó, nếu như ứng dụng mẹo trị hóc xương cá bằng cách ăn một nắm cơm thật to vì nghĩ rằng xương sẽ dính vào trong nắm cơm cũng như trôi xuống dưới thì cũng chỉ là phương pháp ăn may không phải ai cũng thành công. Nhất là nếu như áp dụng không cẩn thận thì nó còn rơi xuống dưới động mạch thì sẽ rất nghiêm trọng.

Khi bị hóc hóc xương cá ở cổ họng có thể xuất hiện các biểu hiện như:

Rát cổ kéo dài
Ho không dứt, không giảm khi dùng thuốc
Khó nuốt, khó thở
Đau ngực
Khạc chảy máu
Tùy vào kích thước cũng như loại xương lúc mắc mắc xương cá ở cổ họng, chiếc xương có thể trôi xuống trong thực quản có thể gây ra “lỗ thủng” tại đấy hay những nơi khác trong hệ tiêu hóa mảnh xương đi qua có thể dẫn đến viêm, thủng thực quản, ra máu, mưng mủ. những biến chứng do nuốt xương cá là rất hiếm, nhưng chúng có thể nguy hiểm, chẳng hạn như thủng động mạch chủ gây tử vong.

cách trị hóc xương cá ở cổ họng an toàn nhất


Cách trị hóc xương cá ở cổ họng an toàn nhất
Nếu cảm thấy cổ họng đau nhiều, khó nuốt kèm theo một số dấu hiệu trên, đầu tiên cần tạm ngừng ăn uống, đặc biệt các thức ăn dạng đặc cứng vì có thể khiến tình hình thêm tồi tệ. Chỉ nên uống nước lọc, nước trái cây hoặc thức ăn loãng như cháo, súp để tránh hậu quả sức khỏe.

Trong trường hợp hóc xương cá nguy hiểm hơn, bạn nên dừng lại tất cả những hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Sau đó, bạn cần đến bệnh viện để được đi khám và chẩn đoán đúng “bệnh”. Bác sĩ có thể thực hiện nội soi, chụp X-quang, thậm chí chụp CT để tìm nguyên do gây đau, khó nuốt hay xác định khu vực hóc xương cá tại cổ họng cũng như có hướng xử lý.

Hóc xương cá là hiện trạng phổ biến, rất hay gặp tại tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở con nít. Vì thế, cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế cho trẻ ăn một số loại cá nhỏ, nhiều xương. Bên cạnh đó, cũng cần cẩn thận lúc cho trẻ chơi những đồ vật nhỏ dễ gây hóc như pin điện tử, nút áo…

Lưu ý phòng tránh hóc xương cá bằng cách chọn cá

Chọn các con cá to, cân nghiêm trọng ít nhất là 1kg để hạn chế lượng xương dăm trong cá. các con cá lớn sẽ có lượng xương ít hơn, song song đó xương to sẽ dễ phát hiện hơn. Nếu ăn với số lượng ít bạn có thể mua một khúc hay đoạn cá với lượng vừa đủ để chế biến.

Trên đây là những cách trị hóc xương cá ở cổ họng an toàn, hy vọng bạn có thể xử lý đúng cách cũng như sớm loại bỏ cảm giác khó chịu lúc mắc mắc xương cá.

Trung tâm tư vấn sức khỏe 24/7

8
Cách xử trí hóc xương cá tại nhà hiệu quả
Bác sĩ SỬ NGỌC KIỀU CHINH
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ SỬ NGỌC KIỀU CHINH
Cập nhật: 29 Th6, 2021
Aa
Hóc xương cá là một tình trạng rất thường gặp. Vì hóc xương khá phổ biến nên đã có nhiều phương pháp được tạo ra để giải quyết tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hóc xương như: Làm thế nào để biết bạn có bị hóc xương không? Có những mẹo nào để chữa hóc xương cá tại nhà? Xử trí hóc xương ở trẻ em như thế nào? Hay khi nào cần đến khám bác sĩ?

Nội dung bài viết

1. Tổng quan về hóc xương
2. Làm sao để biết khi mình bị hóc xương?
3. Ai dễ bị hóc xương nhất?
4. Mẹo chữa hóc xương tại nhà
5. Xử lý thế nào khi trẻ bị hóc xương?
6. Lưu ý quan trọng khi xử lý hóc xương cá tại nhà
7. Bác sĩ sẽ làm gì để giúp bạn?
8. Những biến chứng nguy hiểm của hóc xương
9. Phòng ngừa hóc xương như thế nào?
1. Tổng quan về hóc xương
Nuốt phải xương là một tình trạng khá phổ biến. Thông thường nó sẽ trôi xuống dạ dày mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên đôi khi nó bị mắc lại một vị trí nào đó mà không đi xuống được dạ dày, tình trạng này chính là hóc xương.

Nếu bạn bị hóc xương, nó có thể gây đau và khiến bạn lo lắng. May mắn là, vì hóc xương khá phổ biến nên có những mẹo và thủ thuật được tạo ra để giúp bạn tự chữa hóc xương tại nhà.

Xem ngay 6 cách chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả tại video bên dưới nhé!


2. Làm sao để biết khi mình bị hóc xương?
Nếu bạn bị mắc xương, tự bạn có thể cảm nhận được điều đó ngay. Thường sau khi ăn những thức ăn có xương, bạn sẽ có những cảm giác dưới đây:

Cảm giác khó chịu, nhói nhẹ hay châm chích trong cổ họng
Đau nhói ở họng
Ho
Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
Khạc ra máu
>> Khó nuốt là một triệu chứng của hóc xương cá, nhưng đôi khi nó còn là biểu hiện của các bệnh lý. Vậy các bệnh lý gây khó nuốt đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Hóc xương gây cảm giác châm chích, khó chịu vùng cổ họng
Hình 1: Hóc xương gây cảm giác châm chích, khó chịu vùng cổ họng
3. Ai dễ bị hóc xương nhất?
Một số người có nguy cơ cao bị hóc xương. Hóc xương phổ biến ở các đối tượng sau:

Trẻ em
Người già
Người dùng răng giả
Bệnh lý thần kinh như bại não
Bệnh lý về cơ như loạn dưỡng cơ
Ăn cá khi đang say
Ăn nhanh và nhai không kỹ
Xương cá, đặc biệt là xương dăm rất nhỏ nên có thể dễ dàng bị bỏ qua trong khi chế biến hoặc khi nhai. Một số loại cá có cấu trúc xương phức tạp hơn những loại khác. Điều này có thể khiến cho việc nhặt sạch xương khó khăn hơn. Các loại cá khó làm sạch xương và bạn phải cẩn thận hơn khi ăn như là: cá bống, cá rô phi, cá chép, cá hồi,…

Tuy nhiên, nên nhớ rằng ăn bất cứ loại cá hay thực phẩm có xương nào cũng đều có nguy cơ khiến bạn mắc xương. Cách tốt nhất là nên ăn chậm và nhai kỹ.

Xương dăm nhỏ và khó làm sạch khi chế biến cá
Hình 2: Xương dăm nhỏ và khó làm sạch khi chế biến cá
4. Mẹo chữa hóc xương tại nhà
Có nhiều cách bạn có thể thử tại nhà để xử trí hóc xương cá. Mắc xương cá thường không phải là tình trạng cấp cứu. Nên bạn có thể thử các phương pháp dưới đây trước khi đến bệnh viện. Tùy từng người mà chúng sẽ có tác dụng khác nhau.

Lưu ý là những mẹo này chỉ nên thực hiện khi: Tình trạng hóc xương không ảnh hưởng đến vấn đề thở của bạn; kích thước xương nhỏ; và bạn không bị hẹp đường tiêu hóa ví dụ như hẹp thực quản…Các phương pháp này cũng không nên thực hiện ở trẻ nhỏ.

Nếu không thành công nên đến bệnh viện để được gắp ra an toàn.

a. Cố gắng ho khạc
Ho có thể làm xương lắc lư và rơi ra. Chỉ thực hiện vài lần. Nếu không thành công nên đổi phương pháp hoặc đến bệnh viện để gắp ra. Vì ho khạc nhiều có thể làm tổn thương vùng họng.

b.  Uống giấm
Giấm có tính axit. Uống giấm có thể giúp làm mềm xương cá, làm cho nó rơi ra và dễ nuốt hơn. Pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm.

Giấm có tính axit có thể làm rã xương
Hình 3: Giấm có tính axit có thể làm rã xương
c. Uống soda
Có thể là cola hay các loại đồ uống có ga khác. Khi soda vào đến dạ dày, nó sẽ tiết ra khí. Những khí này giúp làm rã xương hoặc tạo ra áp lực có thể đẩy các xương bị mắc kẹt ra.

d. Dầu oliu
Uống 1 muỗng canh dầu oliu giúp bôi trơn niêm mạc họng và xương, làm xương dễ dàng thoát ra hơn.

e. Ngậm viên vitamin C
Sau vài phút ngậm, vitamin C sẽ giúp phân rã xương cá, nhất là những xương nhỏ. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt khi vùng họng bị xương làm tổn thương.

f. Ngậm chanh, cam
Cũng như viên ngậm vitamin C, bạn có thể ngậm một miếng chanh, cam hoặc vỏ của chúng. Điều này có thể giúp làm xương mềm hơn.

g. Kẹo mềm marshmallow
Khi bạn nhai và nuốt một miếng marshmallow lớn, chúng có thể bám dính và kéo cả miếng xương xuống dạ dày. Nhai viên kẹo vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt cả viên vừa nhai.

👉 Bạn có những thắc mắc sức khỏe khác cần tư vấn? Hãy theo dõi ngay fanpage YouMed VN để cùng đọc tin tức, đặt câu hỏi cho bác sĩ giải đáp miễn phí và tìm hiểu về YouMed VN – Ứng dụng quản lý Sức khỏe cho mọi nhà!

Nuốt kẹo mềm Marshmallow có thể bám dính và kéo xương xuống
Hình 4: Nuốt kẹo mềm Marshmallow có thể bám dính và kéo xương xuống
h. Chuối
Chuối có thể dính lấy xương cá và kéo xương xuống dạ dày. Hãy cắn một miếng chuối lớn và ngậm nó trong miệng ít nhất một phút. Khi nó đã thấm ít nước bọt và mềm ra, bạn hãy nuốt cả miếng.

i. Bánh mì nhúng nước
Nhúng bánh mì trong nước để nó mềm ra. Sau đó nuốt một mẩu lớn. Miếng bánh mì có thể đẩy cả miếng xương xuống dạ dạy.

j. Không làm gì cả
Trong nhiều trường hợp, người ta đến bệnh viện vì nghĩ rằng họ bị hóc xương, nhưng thực tế lại không có gì mắc trong họng cả.

Xương cá rất nhọn và có thể cào xướt thành họng khi bạn nuốt. Đôi khi bạn chỉ có cảm giác đau và khó chịu do vết xướt gây ra, còn miếng xương thì đã trôi xuống dạ dày.

Nếu triệu chứng không nghiêm trọng, cảm giác hóc xương cũng như tình huống nuốt xương không rõ ràng, bạn có thể muốn chờ đợi.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng họng bạn không có dị vật nào trước khi đi ngủ.

Không nên thực hiện các phương pháp trên đối với miếng xương lớn
Hình 5: Không nên thực hiện các phương pháp trên đối với miếng xương lớn
5. Xử lý thế nào khi trẻ bị hóc xương?
Nếu trẻ không may bị hóc xương, bạn nên bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:

Ngừng cho trẻ ăn và nhẹ nhàng trấn an trẻ. Vì nếu trẻ quấy khóc nhiều, xương cá có thể bị kẹt sâu hơn.
Nói trẻ há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của trẻ. Nếu phát hiện xương, bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp ra. Luôn phải nhẹ nhàng và trấn an để trẻ không quấy khóc, vì có thể gây tổn thương vùng họng.
Sau khi lấy xương ra, kiểm tra bằng cách cho trẻ uống nước vài lần, nếu trẻ uống không còn đau nữa nghĩa là đã hết hóc xương.
Nếu không thấy xương cá nằm ở cổ họng mà trẻ vẫn có dấu hiệu đau đớn, quấy khóc, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ gắp ra.
6. Lưu ý quan trọng khi xử lý hóc xương cá tại nhà
Khi đã thử các phương pháp trên nhưng xương vẫn bị mắc trong cổ họng và tình trạng người bị hóc xương có dấu hiệu nghiêm trọng nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được gắp ra. Hoặc đối với những mẩu xương lớn hay nằm sâu, không nên tự xử lý ở nhà.

Nếu xương cá nằm sâu trong thực quản và không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nên đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây:

Khó thở, thở rít sau hóc xương
Cơn đau sau hóc xương tăng dần và không biến mất sau vài ngày
Đau ngực
Sưng nề vùng cổ, họng
Bầm tím
Chảy nước miếng nhiều
Không thể ăn hay uống
7. Bác sĩ sẽ làm gì để giúp bạn?
Nếu đã thực hiện các phương pháp tại nhà nhưng không xử trí được hóc xương, bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng. Thường thì các bác sĩ có thể lấy xương ra dễ dàng qua khám họng. Nếu thăm khám họng không phát hiện xương, bác sĩ sẽ nội soi họng thanh quản để kiểm tra.

Ống nội soi có gắn camera ở đầu sẽ được đưa vào vùng họng để tìm xương. Khi phát hiện xương, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để gắp ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được chụp phim Xquang để xác định vị trí của xương.

Nếu tình trạng hóc xương cá của bạn trở nên nặng nề, bạn phải đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để có hướng điều trị thích hợp nhất. Đây là một số bác sĩ, phòng khám Tai Mũi Họng tốt nếu bạn sống tại TP.HCM

hóc xương cá 7
Hình 7: Phát hiện xương qua nội soi họng thanh quản
8. Những biến chứng nguy hiểm của hóc xương
Nếu xương cá không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Khi bạn tin rằng mình bị hóc xương cá và xử trí tại nhà không thành công. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Tuyệt đối không nên đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương đang nằm trong cổ họng.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị mắc xương:

Nhiễm trùng
Chảy máu
Không thể nuốt được thức ăn
Áp xe
Xương đâm thủng thực quản
Xương đâm thủng mạch máu
9. Phòng ngừa hóc xương như thế nào?
Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ thức ăn có thể giúp bạn và gia đình tránh bị hóc xương. Cần thận trọng trong lúc ăn, không nên vừa cười, nói vừa nhai.
Luôn phải giám sát kĩ trẻ em hay những người có nguy cơ cao hóc xương khi họ ăn cá hay thức ăn có xương.
Nên làm sạch xương cá trước khi nấu hoặc ăn các miếng phi lê (miếng cá đã được lấy xương) để giảm nguy cơ hóc xương. Nhưng lưu ý vẫn có thể còn sót các miếng xương nhỏ, nên ăn chậm nhai kỹ là quan trọng nhất.
Nếu bạn thường ăn cá trong thực đơn hằng ngày, bạn luôn có nguy cơ bị hóc xương cá. Có nhiều phương pháp giúp giải quyết hóc xương. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những xương nhỏ. Với những xương lớn hay triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Không nên đi ngủ khi nghi ngờ xương cá vẫn nằm trong họng. Cũng không nên chủ quan bỏ qua việc hóc xương, vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

9
8 Mẹo dân gian giúp chữa hóc xương cá ngay tức thì mà bạn chưa biết sẽ là một kiến thức bổ ích mà bất cứ ai cũng cần phải biết.



Cá là một loại thực phẩm rất phổ biến, có rất là nhiều các món ngon được chế biến từ cá do độ tươi ngon và bổ dưỡng mà nó đã đem lại. Tuy nhiên, khó tránh khỏi những tình huống mắc xương cá ở cổ họng khi bạn ăn, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đây là một tai nạn thường gặp

Bị hóc xương cá sẽ gây ra nhiều hậu quả như bị trầy cổ họng gây chảy máu. Nếu bạn nuốt phải xương sắc dài vào bụng có thể dẫn đến tình trạng thủng dạ dày, thực quản, và gây ra xuất huyết. Do đó, xử lý ngay khi bạn nuốt phải xương cá là điều vô cùng cần thiết. Để xử lý đúng cách khi bị hóc xương cá bạn có thể làm theo những mẹo sau.

1. Ngậm và nuốt vỏ cam chữa hóc xương cá
Trong vỏ cam có chứa vitamin C khi tác dụng với xương cá sẽ làm cho xương mềm ra. Sau một thời gian ngắn xương sẽ mềm khiến cho bạn dễ dàng nuốt theo nước bọt và lúc này không còn nguy hiểm nữa. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được những tổn thương.

2. Ngậm viên C sủi hay viên vitamin C chữa hóc xương cá

 
Với tác dụng của vitamin C, giống như vỏ cam bạn cũng có thể ngậm trực tiếp viên C sủi, hiệu quả mà nó đã mang lại sẽ khiến cho bạn bất ngờ. Tuy nhiên, với cách này bạn nên hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi bởi viên dạng sủi có chứa khá nhiều thành phần như chất tạo hương, tạo màu, chất tạo sủi…không tốt khi trẻ sử dụng nhiều.

3. Sử dụng tỏi chữa hóc xương cá
Khi bạn bị hóc xương cá hãy xác định xem mình đã bị hóc xương bên nào. Nếu là hóc xương bên phải thì bạn hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó bạn hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng miệng.

Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và sẽ nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi mà bị hóc xương bên trái.

Meo-tri-hoc-xuong-ca-1
Ăn tỏi trị hóc xương cá rất tốt
4. Nuốt cơm nóng chữa hóa xương cá
Nuốt cơm nóng là một mẹo chỉ áp dụng với trường hợp khi bạn bị hóc xương nhỏ và mềm. Nếu xương cá to, dài hoặc sắc nhọn thì bạn tuyệt đối không nên làm cách này bởi tình trạng học xương sẽ trầm trọng hơn, xương cá có thể đâm thủng vào mạch máu.

Đối với cách này, bạn nên nuốt một miếng cơm nóng to để mà xương cá dính vào và trôi xuống dạ dày cùng với cơm.

5. Nuốt xác rau má chữa hóc xương cá
Một mẹo dân gian nữa đã được nhiều người sử dụng đó là nuốt xác rau má. Sở dĩ rau má sẽ có tác dụng chữa trị chứng hóc xương vì khi mà bạn nhai và nuốt rau má, xác rau sẽ kéo theo mảnh xương cá bị vướng. Lưu ý là bạn chỉ nên nhai sơ rau má thì mới có thể kéo theo xương cá được.

6. Sử dụng quả trám để trị hóc xương cá
Nhờ vào vitamin C có ở trong quả trám mà nó được liệt kê là một bài thuốc sẽ chữa hóc xương cá. Có nhiều cách sử dùng như sau:

Bạn dùng quả trám trắng hoặc trám đen, nhai giập nuốt dần lấy nước; hoặc lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm và nuốt dần.
Bạn cũng có thể lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần.

7. Uống nước dãi vịt chữa hóc xương cá
Uống nước dãi vịt là cách thường được các bạn ở quê, nhà có nuôi vịt sẽ áp dụng và thường được áp dụng trong trường hợp xương dăm nhỏ. Nếu nhà bạn nào có nuôi vịt thì bắt lấy 1 con và bạn dốc ngược nó xuống. Hứng nước dãi vịt vào một cái bát sạch, sau đó bạn uống vào. Nên uống từ từ để nhuận họng và khiến xương cá tan ra.

8. Uống nước giếng khơi chữa hóc xương cá
Thay vì uống nước dãi vịt như là cách trên, bạn cũng có thể uống khoảng một bát nước giếng khơi cũng sẽ khiến xương cá mềm ra và từ từ trôi xuống dạ dày và không còn nguy hiểm nữa.

Sau khi bạn thực hiện những cách làm dân gian trên. Nếu tình trạng hóc xương không còn nữa thì bạn nên uống thêm nước và bạn tránh khạc nhổ nhiều. Còn nếu xương cá vẫn còn trong cổ gây cảm giác sẽ khó chịu thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để mà được gắp mảnh xương ra.


 
Mặc dù chỉ là mẩu xương nhỏ nhưng bạn cũng không được xem nhẹ. Nếu để càng lâu thì hậu quả xương làm thủng thực quản, gây xuất huyết, niêm mạc sẽ càng cao.

Hãy cùng xem video để cập nhật thêm các thông tin khác nhé.

10
Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả
Biên tập bởi Nguyễn Thanh Tuyến Đăng 5 năm trước 294.744 7
Cá là một món ăn rất ngon, được mọi người ưa thích đặc biệt là những ngày lễ tết. Tuy nhiên hóc xương cá là một việc không tránh khỏi khi ăn món ăn này. Nếu hóc xương cá kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Cùng Điện máy XANH tham khảo các cách lấy xương cá khi bị hóc ra nhé.!

1. Nhét tỏi vào lỗ mũi
2. Vỏ cam
3. Vitamin C
4. Uống nước quả trám
5. Nuốt cơm
6. Lá rau má
1 Nhét tỏi vào lỗ mũi
Tỏi là một gia vị có sẵn trong bếp nhà bạn, cho nên rất dễ kiếm và không tốn quá nhiều thời gian. Khi bị hóc xương cá, bạn nhanh chóc bóc vỏ tỏi ra, và xác định xem mình bị hóc xương bên nào, trái hay phải. Ví dụ nếu bạn bị hóc xương bên bên trái, bạn sẽ nhét một nhánh tỏi vào lỗ mũi bên phải và sau đó hãy bịt lỗ mũi bên trái lại và thở đều bằng miệng.

Tỏi giúp chữa hóc xương cá bằng cách nhét vào lỗ mũi.

Tỏi giúp chữa hóc xương cá bằng cách nhét vào lỗ mũi.
Khoảng 2 hoặc 3 phút, hoặc ít hơn bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ từ đó mà theo ra ngoài. Làm ngược lại với lỡ mũi bên trái nên bạn bị hóc xương bên phải.

2 Vỏ cam
Ngậm và nuốt vỏ cam

Ngậm và nuốt vỏ cam
Bạn cũng có thể chữa hóc xương cá bằng cách nuốt vỏ cam. Trong vỏ cam có hoạt chất khiến xương cá mềm ra và theo nước bọt rơi xuống dạ dày. Cho nên, khi bị hóc xương, bạn ngậm một miếng cam một hồi cho các chất trong vỏ cam tan ra trong miệng, sau đó nuốt vỏ cam đó. Lưu ý chỉ nên lấy vỏ cam nhỏ để tránh bị mắc nghẹn.

3 Vitamin C
Vitamin C có trong vỏ cam cho nên chúng có tác dụng giống như vỏ cam là sẽ làm mềm xương cá. Do đó nếu không có vỏ cam, hoặc bạn không chịu được vị hăng của vỏ cam, bạn có thể thay bằng một viên vitamin C.

Dùng vitamin C có thể thay thế được vỏ cam

Dùng vitamin C có thể thay thế được vỏ cam
Sau vài phút, xương cá sẽ mềm ra và biến mất sau khi ngậm vitamin C. Tác dụng của vitamin C không chỉ làm cho xương mềm ra mà còn giúp giảm đau , kháng viêm bởi các vết thương do xương cá để lại.

4 Uống nước quả trám
Nước quả trám

Nước quả trám
Khi bạn bị mắc xương cá nhỏ bạn có thể dùng nước quả trám để chữa. Bằng cách mài quả trám ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

5 Nuốt cơm
Nuốt cơm

Nuốt cơm
Nuốt cơm có lẽ là cách dùng quen thuộc mà hầu hết ai cũng đều biết và lựa chọn để chữa khi bị hóc xương cá. Mọi người luôn nghĩ cơm sẽ trôi xuống thực quản và trôi theo cơm, tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với xương nhỏ. Nên hạn chế sử dụng cách này vì có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khi cơm rơi xuống động mạch.

6 Lá rau má
Lá rau má chữa hóc xương cá.

Lá rau má chữa hóc xương cá.
Còn một cách chữa hóc xương cá cực hữu hiệu đó là dùng một ít là rau má, rửa sạch, sau đó nhai và nuốt. Xương cá sẽ theo các dây rau má rơi ra ngoài và trôi xuống dưới.

Hóc xương là tai nạn bất ngờ mà không ai mong muốn. Nếu bị hóc xương cá bạn nên khạc chúng ra, thay vì nuốt vào. Lưu ý khi mắc phải xương cá to và xương cá bị mắc quá sâu bạn nên đến bác sĩ để được chữa trị tốt nhất. Điện máy XANH hi vọng với mẹo chữa hóc xương cá này, sẽ giúp bạn có một ngày Tết tuyệt vời nhất.

11
HẾT hóc xương cá 100% với 10 cách chữa ngay tại nhà

 
Cá và thịt là loại thực phẩm chúng ta thường xuyên ăn hàng ngày.

Xương cá, đặc biệt giống như xương ghim, chúng rất nhỏ và có thể dễ dàng bị bỏ sót khi chúng ta chế biến hay khi nhai. Chúng không những có các cạnh sắc mà còn có nhiều hình dáng kỳ lạ khiến chúng mang nhiều khả năng bị mắc kẹt lại trong họng hơn so với nhiều loại thức ăn khác.

Khi một chiếc xương cá mắc kẹt trong cổ họng của bạn, nó có thể gây ra cho bạn những cơn đau đớn và trải qua cảm giác đáng sợ đến tận cùng.

May mắn thay, điều này xảy ra phổ biến đến mức người ta có cả một danh sách lời khuyên và các mẹo vặt để khiến cho xương cá không bị mắc kẹt.



Dấu hiệu nhận biết để biết mình đã bị hóc xương?

 
Chữa hóc xương cá

Nếu có một chiếc xương cá bị mắc kẹt trong cổ họng của bạn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện của nó.

Bạn có thể gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng dưới đây:

Cảm giác ngứa ran và gờn gợn trong cổ họng
Đau nhói ở cổ họng
Đau ở cuống họng hoặc ở cổ
Ho
Cảm thấy khó nuốt hay bị đau khi nuốt thức ăn
Bị ho ra máu
Loài cá nào dễ bị hóc xương nhất khi ăn?
Một số loài cá có cấu trúc hệ thống xương phức tạp hơn những loài khác. Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy khó khăn hơn trong việc gỡ xương.

Nhìn chung, những loài cá được phục vụ toàn bộ thường mang rủi ro lớn hơn nhiều so với các loại cá khác.

Loài cá nào dễ bị hóc xương nhất khi ăn?
Cá là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, song vì cấu tạo cơ thể nhiều xương nên đây trở thành nỗi sợ hãi của nhiều thực khách.
Dưới đây là một số loại cá thường khiến chúng ta dễ bị hóc xương:

Cá mòi
Cá cẩu
Cá chép
Cá hồi
Cá cháo
Cá rô
Cá diếc (Tôi rất sợ loại này)
Chữa hóc xương cá tại nhà: 10 cách bạn có thể áp dụng ngay!
Nuốt phải xương cá thường không phải là trường hợp khẩu cấp nên bạn có thể áo dụng một vài biện pháp khắc phục tại nhà trước khi đến bệnh viện hoặc các phòng khám y khoa.

* Kẹo xốp bông gòn Marshmallows

 
Chữa hóc xương cá

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng bạn chỉ cần một lượng kẹo dẻo lớn để có thể lấy xương ra khỏi cổ họng của mình.

Hãy nhai một lượng kẹo dẻo lớn vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt ực nó xuống cổ họng.


 
Chất dính và đường có trong kẹo sẽ bám vào chiếc xương bị mắc kẹt và mang nó xuống dạ dày của bạn.

Bạn có thể mua loại kẹo này trong các siêu thị trên Toàn quốc nhé!

*Dầu ô-liu
Dầu ô-liu là một chất bôi trơn tự nhiên. Nếu bạn bị mắc xương cá trong cổ họng của mình, hãy thử nuốt chửng từ một đến hai muỗng canh dầu oliu.

Chữa hóc xương cá

Dầu ô-liu sẽ bao phủ lên lớp niêm mạc của cổ họng và xương của bạn, khiến bạn dễ dàng nuốt nó xuống hoặc ho ra ngoài.

*Ho
Hầu hết xương cá bị mắc kẹt ở ngay dưới phần sau của cổ họng hay ở xung quanh amidan của bạn.

Một vài cơn ho thật mạnh có thể làm rung chuyển và đưa nó ra ngoài.

Chữa hóc xương cá

*Chuối
Cũng như kẹo dẻo, chuối có tác dụng lấy xương cá ra hoặc đưa chúng xuống dạ dày của bạn.

Chữa hóc xương cá

Tất cả những gì bạn cần là ngậm một miếng chuối lớn trong miệng của mình trong ít nhất một phút đồng hồ (điều này khiến miếng chuối được bôi trơn nhờ hấp thụ nước bọt).

Sau đó nuốt ực nó xuống.

*Bánh mỳ và nước
Chữa hóc xương cá

Bánh mì nhúng trong nước cũng là một mẹo gia truyền để lấy thức ăn bị mắc kẹt ra khỏi cổ họng của bạn.

Tất cả những gì bạn cần làm là ngâm một miếng bánh mì trong nước trong khoảng thời gian một phút, sau đó hãy cho một miếng lớn vào miệng và nuốt nó.


 
Phương pháp này đè trọng lượng của bánh mỳ lên xương cá và đẩy nó xuống dưới dạ dày của bạn.

* Soda
Chữa hóc xương cá

Trong suốt một khoảng thời gian dài, một số sinh viên ngành y đã sử dụng Coca-Cola và các loại đồ uống có ga khác để điều trị cho những người bị hóc xương hay mắc kẹt các loại thức ăn khác trong cổ họng của họ.

Khi soda hay các loại nước có ga đi vào dạ dày của bạn, nó khiến dạ dày của bạn giải phóng khí ra bên ngoài.


 
Những khí này giúp phân hủy xương và tạo ra áp lực có thể khiến làm cho nó bị bong tróc.

* Dấm
Chữa hóc xương cá

Dấm có vị rất chua. Việc uống dấm có thể khiến xương cá bị phân hủy, làm cho nó mềm và dễ nuốt hơn.

Bạn hãy thử pha loãng 2 muỗng dấm vào một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh dấm.

Dấm táo là một sự lựa chọn tuyệt vời vì nó không có mùi vị quá tệ (đặc biệt là bạn có thể sử dụng nó với mật ong).

* Bánh mì và bơ đậu phộng
Bánh mì phủ đầy bơ đậu phộng cổ thể lấy xương cá và đẩy nó xuống dạ dày của bạn.

Chữa hóc xương cá

Hãy lấy một miếng bánh mì lớn và quết bơ đậu phộng xung quanh, sau đó ngậm nó trong miệng để khiến nó mềm hơn, trước khi nuốt ực nó xuống dạ dày của bạn.

Hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị sẵn một cốc nước lớn gần đó để tránh trường hợp bị sặc nhé.

* Mặc kệ nó
Thông thường trong nhiều trường hợp, khi mọi người đến bệnh viện và nói với bác sĩ rằng họ bị mắc kẹt xương cá trong cổ họng thì thực sự không có gì ở đó cả.

Xương cá rất sắc bén và có thể làm trầy xước cổ họng khi bạn nuốt chúng. Đôi khi bạn chỉ cảm thấy đau nhức hoặc rát cổ do có vết xước, trong khi chiếc xương này đã đi xuống dạ dày của bạn.

Chữa hóc xương cá

Giả sử cổ họng của bạn không bị ảnh hưởng, bạn có thể sẽ muốn nó nghỉ ngơi một thời gian. Tuy nhiên, hãy chắc chắn xác nhận xem mình có bị hóc xương cá hay không trước khi đi ngủ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thở, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

* Nhờ sự giúp đỡ từ một người bạn
Hầu hết xương cá bị mắc kẹt trong amiđan nên sẽ không quá khó để có thể loại bỏ chúng ra khỏi cổ họng.

Chữa hóc xương cá

Hãy lấy một chiếc đèn pin, một chiếc que nhỏ và một vài chiếc nhíp. Sau đó, nhờ bạn bè của bạn giữ yên chiếc lưỡi của bạn bằng chiếc que đó để xem họ có thể xác định được vị trí của chiếc xương hay không.

Nếu họ có thể nhìn thấy nó, họ có thể loại bỏ nó thật cẩn thận bằng nhíp.

Khi đi khám bác sĩ
Chữa hóc xương cá

Đôi khi xương cá sẽ không tự trôi đi và mắc kẹt tại cổ họng, trong trường hợp đó bạn cần nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ.

Nếu xương cá bị mắc kẹt trong thực quản hoặc ở nơi khác trong đường tiêu hóa của bạn, nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Nó có thể gây ra chảy máu trong thực quản của bạn, bệnh áp xe, trong những trường hợp hiếm hoi, các biến chứng có thể đe dọa tính mạng.


 
** Hãy tham khảo ý kiến của các ​​bác sĩ nếu cơn đau bạn trở nặng hoặc không biến mất sau một vài ngày.

Hãy đến các trung tâm y tế và bệnh viện để được hỗ trợ ngay lập tức nếu bạn gặp các dấu hiệu sau:

Đau ngực
Bầm tím
Sưng
Chảy nước dãi quá nhiều
Không ăn uống được gì
Các bác sĩ có thể làm gì?
Nếu bạn không thể tự mình lấy xương cá, các bác sĩ thường có thể loại bỏ nó dễ dàng.

Nếu họ không thể nhìn thấy xương cá phía sau cổ họng của bạn, họ sẽ chuẩn bị nội soi.

Chữa hóc xương cá

Nội soi là việc sử dụng một đường ống y tế dài kết hợp linh hoạt với một chiếc camera nhỏ ở cuối. Các bác sĩ sẽ sử dụng công cụ này để lấy xương cá ra hoặc đẩy nó xuống dạ dày của bạn.



Những mẹo phòng tránh việc hóc xương cá
Một số người có nguy cơ bị hóc xương cá hoặc mắc kẹt các thực phẩm khác trong cổ họng cao hơn người khác.

Chữa hóc xương cá

Hóc xương cá thường gặp nhiều nhất ở những người có răng giả và cảm thấy khó khăn khi phải nhai xương. Nó cũng thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, người lớn tuổi và những người ăn cá trong khi say rượu bia.

Bạn có thể giảm nguy cơ của bạn bằng cách mua cá phi-lê thay vì cá nguyên con. Mặc dù xương nhỏ đôi khi vẫn được tìm thấy trong cá phi lê nhưng chúng ít hơn nhiều so với cá không được lọc sẵn.


 
Hãy luôn luôn chú ý đến các bé và những người có vấn đề về nhận thức khi họ đang ăn cá có xương.

Hãy nhắc nhỏ những người có nguy cơ cao bị hóc xương rằng nên cắn miếng nhỏ và ăn thật chậm. Đương nhiên, bạn cũng nên tự giác làm theo chính lời khuyên này.

Lời kết,

Trên đây là những thông tin hữu ích xung quanh việc hóc xương cá. Mong rằng bạn đã rút ra cho mình được nhiều kiến thức bổ ích cũng như mẹo vặt “hay ho” để có thể yên tâm hơn khi rơi vào trường hợp này.

Chúc bạn và những người thân yêu có những bữa ăn thật ngon miệng và khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau.

Cảm ơn bạn đã lắng nghe!

Pages: [1]